【bd kq trực tuyến】Vì sao Mỹ vẫn đứng ngoài AIIB?
Kể từ khi Trung Quốc đưa ra sáng kiến AIIB, Mỹ luôn ra sức phản đối với lý do lo ngại tính minh bạch cũng như cơ chế quản trị của ngân hàng này. Song, có một thực tế là là trong số các nước hăng hái “ngồi” vào ghế hội viên sáng lập AIIB đã có đến 4/5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc), tất cả 10 quốc gia ASEAN (khu vực mà Mỹ đang nỗ lực giành chiếm ảnh hưởng) và 16 nước trong số 34 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trong số đồng minh thân cận của Mỹ chỉ có Nhật Bản và Canada không tham dự. Dường như hành động quay lưng của Mỹ đã biến một chính sách nhỏ của Trung Quốc thành một bi kịch cho Washington và đem lại một chiến thắng vẻ vang cho ông Tập Cận Bình. Nhưng không hẳn vậy.
Điều ngạc nhiên là trong khi hồi năm 2014, Mỹ không quan tâm đến việc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) với vốn đăng ký cũng là 50 tỷ USD giống như AIIB, nhưng sự kiện AIIB năm nay với mục đích tương tự dành cho các nước châu Á, lại khiến Mỹ phản ứng mạnh như vậy. Bên ngoài Nhà Trắng, dư luận Mỹ còn có ý kiến rằng nếu Trung Quốc dùng NDB và AIIB để ép các nước phải chọn giữa hệ thống đó của Trung Quốc với hệ thống hiện có (gồm WB, IMF, ADB) thì Bắc Kinh có thể gây ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở châu Á, phá vỡ trật tự thế giới hiện tại, phá đổ các cơ chế làm nền móng của hòa bình và phát triển ở châu Á trong 70 năm nay.
Thực tế là dù giới nghiên cứu châu Á phóng đại hình ảnh AIIB như “cơn sóng thần” sắp vùi dập “đế quốc tài chính” của Mỹ với WB, IMF và ADB cùng những cơ chế vệ tinh của hệ thống này, nhưng rõ ràng sáng kiến về AIIB chưa “đầy hào quang” bằng những sự kiện từng được coi là mới mẻ và cách mạng trong vài chục năm qua, như sự xuất hiện của đồng euro và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sự từ bỏ đồng USD, hay ảnh hưởng của chính sách dự trữ ngoại tệ bằng USD.... Yếu tố quan trọng mà đáng lẽ người Mỹ không thể bỏ qua là vốn huy động của 57 thành viên sáng lập AIIB được dự tính lên tới 100 tỷ USD hoặc hơn thế, trong khi chỉ riêng vốn đăng ký của 188 thành viên WB đã là gần 230 tỷ USD, vốn bỏ vào IMF năm 2010 là hơn 750 tỷ USD. Ngoài ra, nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở của châu Á lại lên tới hàng ngàn tỷ USD. Thêm nữa, đừng quên là AIIB đến hôm nay vẫn đang trong giai đoạn thành lập, và khả năng cho vay vẫn chưa hiện hữu, trong khi hầu khắp các nước trên thế giới đang là “con nợ” của WB đến hàng ngàn tỷ USD từ hơn nửa thế kỷ nay. Thêm vào đó, theo các chuyên gia phân tích, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khi những công việc cụ thể để thành lập AIIB bắt đầu được tiến hành.
Trung Quốc chỉ có thể đoạt được vị trí “vương quốc tài chính” của Mỹ nếu có một số điều kiện mà xem ra khó lòng đạt được. Trước hết, kinh tế Trung Quốc phải phát triển tới mức không những vượt qua Mỹ mà còn phải chiếm vị thế đầu tàu và thống lĩnh toàn thế giới như vị trí của Mỹ trong các thập niên 1940, 1950. Tiếp đó, đồng nhân dân tệ (NDT) phải trở thành loại tiền tệ chính trong nhóm các đồng tiền dự trữ quốc tế của thế giới. Nhìn lại 100 năm qua trong lịch sử của đồng USD, người ta có thể thấy giấc mộng bá chủ của NDT chỉ là giấc mộng không tưởng. Mãi tới cuối năm 2014, NDT mới trở thành một trong năm ngoại tệ chính của thế giới, nhưng chỉ chiếm 2,2% lượng giao dịch, so với tỷ lệ 45% của đồng USD hay 28% của đồng euro. Rồi tới tháng 2-2015, tỷ lệ này của đồng NDT lại tụt xuống còn có 1,8% vì dự kiến giá trị tiền tệ suy giảm, theo một báo cáo của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính toàn cầu (SWIFT).
Giới chuyên gia nhận định nếu thế kỷ 21 trở thành một thế giới lưỡng cực hay đa cực, hoặc Mỹ vẫn giữ vị trí đầu tàu kinh tế tài chính, thì lịch sử của AIIB cũng sẽ giống như lịch sử của những hệ thống, những cơ chế, những sáng kiến từng mang tham vọng giống nó trước đây. Cái tên AIIB sẽ nằm trong danh sách dài những sáng kiến hay cơ chế được thổi phồng với tham vọng biến đổi trật tự kinh tế thương mại chính trị toàn cầu.