【cau tai xiu】Được miễn thuế, sản xuất phân bón vẫn gặp khó

duoc mien thue san xuat phan bon van gap kho

Nhiều DN phân bón đánh giá, việc miễn thuế GTGT đã góp phần làm giảm sức cạnh tranh của DN với phân bón NK.

Miễn thuế làm giá tăng

Ông Phạm Quang Tuyến, Tổng giám đốc Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Hàng năm, Công ty sản xuất 0,28 triệu tấn hóa chất (chủ yếu chuyển nội bộ để sản xuất phân bón) và 1,6 triệu tấn phân bón. Quá trình sản xuất kinh doanh vật tư nguyên liệu nhập vào là nguyên liệu thô, phải chịu thuế đầu vào từ 5-10% với tổng giá trị tiền thuế đầu vào trên 180 tỷ/năm. Tuy nhiên, theo Luật 71/2014/QH13, do mặt hàng phân bón được miễn thuế GTGT nên số tiền trên không được khấu trừ đầu ra. Vì thế, phần thuế đầu vào DN phải tính vào chi phí sản xuất làm tăng giá thành sản phẩm phân bón lên 3,6%.

“Sản phẩm phân bón sản xuất ra bị cạnh tranh gay gắt với hàng NK khiến hàng hóa ứ đọng nhiều. Vì thế, DN chỉ sản xuất cầm chừng. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm, sản lượng phân bón tiêu thụ của Công ty đã giảm 16%, sản lượng phân bón sản xuất giảm 4%, hiệu quả kinh doanh dự kiến giảm 18% so với cùng kỳ năm 2014”, ông Tuyến cho biết.

Là DN sản xuất, kinh doanh phân bón có quy mô khá lớn, ông Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, hiện nay, hầu như tất cả nguyên liệu đầu vào của phân bón đều chịu mức thuế là 10%. Khi sản phẩm phân bón không phải chịu thuế GTGT thì nghĩa là DN không được phép khấu trừ đầu vào nên phải tính mọi chi phí vào giá thành sản xuất. Điều này vô hình trung khiến giá thành sản phẩm bị đội lên chứ không giảm như kỳ vọng ban đầu của cả DN và người dân.

“Công ty mỗi năm XK khoảng 60-70 triệu USD phân bón và số phân bón XK này được khấu trừ thuế đầu vào. Do vậy, giá phân bón XK có khi còn rẻ hơn giá bán tại thị trường trong nước. Tình trạng này làm nảy sinh việc phân bón được XK sang các nước lân cận Việt Nam sau đó lại bị tuồn về bán lại vào thị trường trong nước để hưởng chênh lệch. Về lâu dài, tình trạng phân bón XK rẻ hơn bán tại nội địa còn có thể làm giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản”, ông Phong nói.

Tiếp tục rà soát chính sách

Xung quanh câu chuyện DN phân bón đã thực sự được hưởng lợi từ chính sách miễn thuế GTGT, theo ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Luật 71/2014/QH13 có hiệu lực từ đầu năm nhưng nông dân và DN lại không được hưởng lợi, thậm chí còn làm cho chi phí sản xuất và giá thành tới tay người dân cao hơn trước. Tính toán sơ bộ của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy, sau khi Luật 71/2014/QH3 có hiệu lực, giá thành trung bình các loại phân bón hầu như đều tăng. Cụ thể, phân đạm tăng 7-7,6%; phân DAP tăng 7,3-7,8%... “Áp dụng Luật 71/2014/QH13 còn làm giảm khả năng cạnh tranh của DN so với phân bón NK. 6 tháng năm 2014, NK phân NPK chỉ khoảng 180.000 tấn nhưng 6 tháng đầu năm 2015 thì lượng NK đã tăng hơn 260.000 tấn, tức tăng gần 45%”, ông Thúy nói.

Trên thực tế, ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật 71/2014/QH13, ngày 1-12-2014, Bộ Tài chính đã kịp thời có công văn số 17526/BTC-TCT gửi UBND, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện Luật 71/2014/QH13, trong đó có hướng dẫn từ ngày 1-1-2015 chuyển phân bón từ diện áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT.

Xung quanh những khó khăn trong việc triển khai vấn đề này thời gian qua, Bộ Tài chính cũng thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận những phản hồi từ phía DN và đã có đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính. Cụ thể, đối với mặt hàng phân bón, Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và các đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi, rà soát, đánh giá tác động cụ thể của chính sách phân bón không chịu thuế GTGT và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ tới.

Liên quan tới vấn đề sửa đổi Luật, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện lãnh đạo một số DN phân bón kiến nghị, thay vì Luật ghi phân bón là mặt hàng được miễn thuế GTGT thì chuyển sang ghi rõ rằng, phân bón là đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 0%.