【tyle anh】Thừa Thiên Huế: Giải ngân vốn đầu tư công cao hơn trung bình cả nước

Sự nỗ lực của chính quyền địa phương

Báo cáo từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết,ừaThiênHuếGiảingânvốnđầutưcôngcaohơntrungbìnhcảnướtyle anh nhằm chủ động trong việc theo dõi, kiểm tra tiến độ, cũng như kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch giải ngân và phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện cho từng dự án ngay từ đầu năm. Đồng thời, yêu cầu các chủ đầu tư đăng ký tiến độ tổng thể, chi tiết và cam kết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 theo từng tháng.

Giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm của cả nước đạt thấp. Ảnh minh họa: H.T
Giải ngân vốn đầu tư công nhanh sẽ sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ảnh minh họa: H.T

Nắm bắt được “nút thắt” của việc làm chậm tiến độ giải ngân vốn chính là công tác giải phóng mặt bằng, ngay từ đầu năm, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng và tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư kịp thời, đúng quy định cho người dân, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân. Đồng thời, tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng làm cơ sở điều chỉnh gói thầu, tổng mức đầu tư dự án, kiểm soát tình trạng biến động giá nguyên, vật liệu xây dựng.

Ngoài yêu cầu lãnh đạo các đơn vị chủ đầu tư tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập trong triển khai thi công các dự án, công trình, tỉnh Thừa Thiên Huế còn yêu cầu chủ đầu tư làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi và khả năng triển khai thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành chuyên môn tiếp tục đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt dự án, đảm bảo rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật còn 2/3 thời gian theo quy định, tạo điều kiện tối đa giải quyết thủ tục cho các chủ đầu tư và tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nắm bắt được “nút thắt” của việc làm chậm tiến độ giải ngân vốn chính là công tác giải phóng mặt bằng, ngay từ đầu năm, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng và tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư kịp thời, đúng quy định cho người dân, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân.

Đáng chú ý, với quan điểm, định hướng chỉ đạo điều hành của tỉnh xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã luôn yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách.

UBND tỉnh cũng tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm, nêu gương người đứng đầu; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực.

Cơ quan Kho bạc góp sức đẩy nhanh giải ngân vốn

Là cơ quan thực hiện kiểm soát và cấp phát vốn cho các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thừa Thiên Huế đang tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, nội dung kiểm soát.

Thừa Thiên Huế: Giải ngân vốn đầu tư công cao hơn trung bình cả nước
Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế - ông Nguyễn Hoàng Đệ (đứng) đang trực tiếp kiểm tra hồ sơ thanh toán vốn của chủ đầu tư. Ảnh: H.T

KBNN Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu các đơn vị KBNN trực thuộc thực hiện quy trình kiểm soát chi lồng ghép với quy trình giao dịch điện tử trên dịch vụ công trực tuyến; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án; thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực kho bạc để phục vụ tốt cho các đơn vị giao dịch.

Ông Nguyễn Hoàng Đệ - Giám đốc KBNN Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đã chỉ đạo Phòng Kiểm soát chi và các KBNN huyện, thành phố phải cập nhật kịp thời, đầy đủ kế hoạch vốn đầu tư giao năm 2023, kế hoạch vốn kéo dài để chủ động phối hợp với chủ đầu tư giải ngân kịp thời theo tiến độ giải ngân của dự án.

Dự kiến hết tháng 4/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế giải ngân được trên 1.359 tỷ đồng, đạt 20,5% kế hoạch vốn và đạt 23,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

KBNN Thừa Thiên Huế đã tiếp tục đẩy mạnh phương thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhằm rút ngắn thời gian thanh toán chỉ trong 1 ngày làm việc.

Đặc biệt, để nắm bắt kịp thời tiến độ thực hiện và giải ngân của từng dự án, KBNN Thừa Thiên Huế đã yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện nghiêm việc quản lý, báo cáo tình hình tạm ứng vốn đầu tư theo quy định; kịp thời báo cáo UBND các cấp để chỉ đạo, xử lý đối với các chủ đầu tư, các dự án vi phạm chế độ về tạm ứng và thu hồi tạm ứng nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, hiệu quả, hạn chế thấp nhất số vốn đầu tư tạm ứng quá thời hạn vẫn chưa thanh toán thu hồi…

Với các giải pháp đã thực hiện, tỉnh Thừa Thiên Huế đang có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao hơn mức trung bình của cả nước. Cụ thể, với tổng số vốn được giao trong năm 2023 gần 6.629 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao là trên 5.758 tỷ đồng, địa phương giao thêm trên 870 tỷ đồng. Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, dự kiến hết tháng 4/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế giải ngân được trên 1.359 tỷ đồng, đạt 20,5% kế hoạch vốn và đạt 23,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao./.