【kết quả ngoại hạng nga】Người đàn ông từ chối làm giảng viên, về quê khởi nghiệp thành tỷ phú
Người đàn ông từ chối làm giảng viên,ườiđànôngtừchốilàmgiảngviênvềquêkhởinghiệpthànhtỷphúkết quả ngoại hạng nga về quê khởi nghiệp thành tỷ phú
(Dân trí) - Được trường đại học giữ lại làm giảng viên nhưng anh Trần Minh Dũng (trú huyện Đô Lương, Nghệ An) quyết định về quê lập nghiệp và trở thành tỷ phú.
Anh Trần Minh Dũng (SN 1983, trú xóm 1, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) lớn lên trong gia đình công nhân nghèo. Khi chưa học hết phổ thông, bố anh qua đời vì bạo bệnh, từ đó một mình mẹ tần tảo nuôi 2 anh em.
Vượt lên hoàn cảnh, đậu 2 trường đại học nhưng anh chọn Khoa Sư phạm điện, Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh gần nhà để tiết kiệm chi phí học.
Tốt nghiệp đại học, anh không đi làm ngay mà quyết định thi vào Khoa Tự động hóa, Trường đại học Nha Trang. Tốt nghiệp loại giỏi, anh Dũng được Trường đại học Nha Trang giữ lại làm giảng viên nhưng anh từ chối.
Sau một năm đầu quân cho doanh nghiệpnước ngoài với mức lương nhiều người mơ ước, anh Dũng đột ngột xin nghỉ việc, trở về quê.
"Khi đang là sinh viên, tôi tham gia đội tuyển Robocon của Trường đại học Nha Trang. Bởi vậy, tôi luôn nung nấu ý định chế tạo các loại máy phục vụ sản xuất ngành mộc ở quê, vốn chủ yếu làm thủ công, hiệu quả thấp", anh Dũng chia sẻ.
Lần đầu tiên chứng kiến máy khắc hoa văn trên gỗ và đá mỹ nghệ do Trung Quốc sản xuất vận hành, anh Dũng rất kinh ngạc. Điều này thôi thúc anh nghiên cứu, chế tạo. Vốn có kinh nghiệm trong chế tạo máy gia công khuôn mẫu giày dép từ khi còn là sinh viên, anh Dũng nắm bắt nhanh quy luật vận hành của máy khắc hoa văn trên gỗ, đá.
Năm 2013, chàng kỹ sư trẻ dốc hết vốn liếng, vay mượn thêm bạn bè mua thiết bị, nguyên liệu để bắt đầu hiện thực hóa các ý tưởng thiết kế của mình. Vốn ít, chưa có kinh nghiệm, anh mua linh kiện, thiết bị cũ về lắp ráp.
"Sau nhiều lần điều chỉnh, cải tiến, máy khắc hoa văn trên gỗ, đá cũng vận hành trơn tru. Thành công nhất của tôi là lập trình hoàn chỉnh phần mềm điều khiển để máy vận hành theo yêu cầu", anh Dũng chia sẻ.
Mỗi máy anh Dũng chế tạo có chi phí khoảng 100 triệu đồng, tiết kiệm được 3/4 chi phí so với mua máy mới do nước ngoài sản xuất. Khi chế tạo thành công máy khắc hoa văn, anh Dũng áp dụng vào quy trình sản xuất trong xưởng mộc của mình.
Không chỉ giảm bớt chi phí nhân công, với việc áp dụng hệ động tự động hóa và sáng tạo nhiều mẫu hoa văn, các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của anh Dũng được thị trường ưa chuộng.
Khi nhận thấy nhu cầu sử dụng máy khắc hoa văn trên gỗ, đá cao, anh Dũng bước vào sản xuất mặt hàng này cung ứng cho các làng nghề trong và ngoài tỉnh.
"Hiện tại cơ sở của tôi cung ứng 4 loại máy: đục gỗ, đục đá, tiện, cắt plasma 2D, 3D. Máy lớn nhất có 8 đục, mỗi lần chạy sẽ ra 8 sản phẩm cùng lúc, ước bằng 16 người làm thủ công trong một khoảng thời gian như nhau. Trung bình mỗi tháng chúng tôi hoàn thiện lắp ráp 4 máy, giá 120-260 triệu đồng/máy", anh Dũng nói.
Thị trường tiêu thụ máy của anh Dũng chủ yếu là các làng nghề mộc ở các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An), Đức Bình (Đức Thọ, Hà Tĩnh) và huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa).
Uớc tính, mỗi năm anh Dũng thu hơn 1 tỷ đồng từ bán sản phẩm gỗ mỹ nghệ và máy khắc hoa văn.
Ông Trần Quốc Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Đà Sơn chia sẻ: "Không chỉ thành công trong sáng chế các loại máy, nâng cao năng suất, mẫu mã sản phẩm gỗ truyền thống của quê hương, anh Dũng còn là đảng viên gương mẫu, xóm trưởng, có nhiều đóng góp cho hoạt động của địa phương.
Bên cạnh đó, xưởng sản xuất của gia đình anh còn tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho 10 lao độngtrên địa bàn".