Trước đó,ểnvọngkhảlịch thi đấu cúp c3 tottenham ngày 10/8 Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ mức B1 lên Ba3. Đánh giá của Moody’s được đưa ra dựa trên tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ việc sử dụng ngày càng hiệu quả lực lượng lao động và nguồn vốn trong nền kinh tế.
Cùng thời điểm trên, Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam của ANZ cho thấy, ngân hàng này tiếp tục khả quan với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai năm tới với dự báo tăng trưởng GDP năm nay là 6,8% và năm 2019 là 7%. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng và sản xuất; và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây sẽ là yếu tố giúp kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng cùng với việc các cơ sở sản xuất được mở rộng, các ngành kinh tế như du lịch tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. ANZ đánh giá, triển vọng dài hạn của Việt Nam cũng tích cực nhờ các yếu tố như nhân khẩu học thuận lợi; lực lượng lao động có trình độ; các cải cách kinh tế đang được thực hiện và lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do.
Đồng nhận định trên, cũng trong trung tuần tháng 8/2018, báo cáo kinh tế toàn cầu quý III của Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 7% năm 2018. Con số này tăng 0,2% so với dự báo 6,8% được chính ngân hàng này đưa ra trước đó. Theo mục tiêu của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 6,7%. Theo báo cáo này, xây dựng và sản xuất dự kiến tiếp tục là hai lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất trong năm nay. Ngoài ra, vốn FDI chảy vào Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm nay, nhất là vào lĩnh vực sản xuất, vốn chiếm gần 50% tổng lượng vốn FDI thu hút được. Ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á của Standard Chartered nhìn nhận, dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực sản xuất vẫn duy trì mức cao là động lực cho tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn...
Những đánh giá trên cho thấy những tín hiệu tích cực rõ nét từ hệ thống ngân hàng, nguồn vốn đầu tư, tăng trưởng của nhiều ngành sản xuất. Đây là kết quả của tổng thể từ các chính sách đúng hướng, đúng trọng tâm của Chính phủ thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng tốt. Trong đó, dù có nhiều tiêu chí còn đang thực hiện nhưng việc đơn giản thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, xóa bỏ rào cản kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp... đã có những lan tỏa “hơi ấm” chính sách vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Môi trường đầu tư trong xu thế cải thiện đáng kể đã làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư của toàn nền kinh tế và của nước ngoài. Với xu thế này, chúng ta tin tưởng nhiều chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề cho tốc độ tăng trưởng cao hơn trong thời gian trung và dài hạn.