Empire777

Sau mấy lần liên hệ bằng điện thoại, chiều một ngày giữa tháng Chạp, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Kim Cúc nh bd bxh tbn

【bd bxh tbn】Cho “con về hát giữa Làng Sen”

Báo Cà MauSau mấy lần liên hệ bằng điện thoại, chiều một ngày giữa tháng Chạp, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Kim Cúc nhắn: “Con qua Câu lạc bộ Bóng bàn ở Trung tâm Văn hoá Hùng Vương đi, cô cháu mình trao đổi”. Ăn mặc giản dị, tác phong nhanh nhẹn, cô tiếp lời: “Uống miếng nước đi con, quầy nước nhỏ này cô bán cũng năm năm rồi, phục vụ cho anh em đến chơi bóng bàn”.

Sau mấy lần liên hệ bằng điện thoại, chiều một ngày giữa tháng Chạp, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Kim Cúc nhắn: “Con qua Câu lạc bộ Bóng bàn ở Trung tâm Văn hoá Hùng Vương đi, cô cháu mình trao đổi”. Ăn mặc giản dị, tác phong nhanh nhẹn, cô tiếp lời: “Uống miếng nước đi con, quầy nước nhỏ này cô bán cũng năm năm rồi, phục vụ cho anh em đến chơi bóng bàn”.

Nếu không để ý, chắc ít người biết rằng giọng ca Kim Cúc đã có gần 40 năm gắn bó với các thế hệ người yêu nhạc Cà Mau với những ca khúc nổi tiếng. “Sống tận cùng với đam mê âm nhạc, trân trọng những niềm vui giản dị đời thường, chu toàn cho hạnh phúc gia đình nhỏ”, đó là điều mà NSƯT Kim Cúc luôn tâm niệm.

Một chữ “duyên”

Trước khi đến với âm nhạc, Ca sĩ Kim Cúc là giáo viên mầm non. Cô cho biết: “Niềm đam mê âm nhạc có lẽ được ba ruột của cô truyền lại, nhưng chỉ là mê rồi tham gia cho vui thôi, cô không bao giờ nghĩ mình sẽ lựa chọn con đường nghệ thuật chuyên nghiệp”.

Rồi những đợt tham gia văn nghệ phong trào, giọng ca của Kim Cúc “lọt vào mắt xanh” của chú Sáu Cấu, tức Nhạc sĩ Trần Thanh Hoà. Cô giáo mầm non Kim Cúc được “mượn” tham dự các chương trình nghệ thuật với tần suất ngày một dày đặc hơn và đến một ngày chú Sáu đề nghị “bắt luôn” về Ðoàn Ca múa nhạc tổng hợp Minh Hải. Từ đó, giáo viên mầm non Ðoàn Thị Kim Cúc bắt đầu theo con đường nghệ thuật với nghệ danh Kim Cúc.

Ngoài niềm đam mê âm nhạc, NSƯT Kim Cúc còn là một người phụ nữ của gia đình với công việc thường nhật và niềm vui giản dị.

Ca sĩ Kim Cúc chia sẻ: “Ðến với âm nhạc một cách “tay ngang”, nên sự dạy dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ của các bậc tiền bối là điều cô ghi lòng, tạc dạ. Mỗi một lần đứng lên sân khấu, một chuyến đi diễn cô đều cố gắng tìm tòi, học hỏi để bù đắp những thiếu sót của bản thân”. Sau đó, Ca sĩ Kim Cúc hoàn thành lớp trung cấp thanh nhạc, vẫn kiên trì học hỏi để giọng ca của mình phục vụ khán giả ngày càng tốt hơn.

Bước ngoặt đến với Ca sĩ Kim Cúc như là một thành quả xứng đáng, năm 1985, tại Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, Ca sĩ Kim Cúc đoạt Huy chương Vàng với ca khúc “Tiếng chim trên đồng lúa”. Cũng từ thời điểm này, cái tên Kim Cúc ngày càng được yêu mến, nhận được sự ủng hộ đông đảo của khán giả tỉnh nhà.

NSƯT Kim Cúc tâm sự: “Những ngày cùng anh em đồng nghiệp trong đoàn đi diễn là những kỷ niệm đẹp nhất trong sự nghiệp ca hát của cô”. Thời điểm ấy, đời sống của người nghệ sĩ, điều kiện hoạt động nghệ thuật còn khó khăn, muốn trụ lại với nghề thì phải vượt qua rất nhiều thứ. Cô vẫn nhớ như in những ngày đi lưu diễn, anh em cắt cử nhau để đi chợ, nấu ăn phục vụ đoàn. Tất cả anh em trong đoàn đều nương tựa vào nhau, với mục tiêu cao nhất là bám trụ cơ sở để phục vụ Nhân dân.

Những bậc tiền bối, những đồng nghiệp cùng trang lứa và cả thế hệ phía sau đều hết sức trân trọng những đóng góp của Ca sĩ Kim Cúc. Từ lúc chập chững vào nghề, Kim Cúc luôn tự đặt ra mục tiêu khiêm tốn, không ngừng trau dồi học tập cho bản thân. Mỗi một ca khúc mới, mỗi một lần thể hiện các nhạc phẩm, Ca sĩ Kim Cúc đều cố gắng nghiên cứu kỹ lưỡng ca từ, giai điệu, sống với tác phẩm bằng cảm nhận và cảm xúc chân thành và đây là những điều đã làm nên thành công, tên tuổi của cô. Như lời cô nói, “nếu mình tự bằng lòng với những thành công cũ thì sẽ không có được những thành công mới. Tự mãn với bản thân thì cũng sẽ nhanh chóng bị khán giả lãng quên”.

Cảm xúc chân thành

Khi câu hát “Bác ơi! Giữa ngày hội con bồi hồi nhớ thương” kết thúc, Ca sĩ Kim Cúc đã bật khóc, những giọt nước mắt của cảm xúc khôn cùng trong lòng kính yêu, tưởng nhớ về Bác Hồ giữa Làng Sen quê Người. Khán giả của Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995 tại Nghệ An đã dành những tràng pháo tay không dứt cho nhạc phẩm “Con về hát giữa Làng Sen” của Nhạc sĩ Hoàng Bửu với giọng ca xuất thần Kim Cúc. Năm ấy, Ca sĩ Kim Cúc giành Huy chương Vàng tại hội diễn với sự đánh giá cao của ban giám khảo.

Nhớ lại thời khắc ấy, Ca sĩ Kim Cúc vẫn bồi hồi xúc động: “Nhạc sĩ Hoàng Bửu sáng tác nên một ca khúc rất hay về Bác, cả Nhạc sĩ Hoàng Bửu và cô đều mang tâm trạng của những người con ở Mũi Cà Mau lần đầu ra thăm quê Bác. Tất cả những dồn nén ấy được Nhạc sĩ Hoàng Bửu thể hiện bằng những ca từ, giai điệu da diết”.

Ðiều đặc biệt hơn, như lời của Nhạc sĩ Hoàng Bửu từng khẳng định, ca khúc “Con về hát giữa Làng Sen” viết ra là “để dành” cho giọng ca Kim Cúc. Nữ ca sĩ say mê tập luyện để chờ ngày được hát giữa quê Người, được bày tỏ tình cảm của những người con Cà Mau dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

NSƯT Kim Cúc nhớ lại: “Khi lên hát, cô như quên hết mọi thứ, quên cả việc mình đang thi diễn, chỉ biết hát với cảm xúc, tình cảm chân thành của bản thân với Bác Hồ, nhưng khi hát xong câu cuối rồi thì khóc… ngon lành”. Với Ca sĩ Kim Cúc, đó là khoảnh khắc thăng hoa với nghệ thuật, xuất thần với giọng hát và là đỉnh cao hạnh phúc nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của cô. Cô tâm niệm: “Ðược hát về Bác, được đứng giữa quê Người, được sống trọn vẹn với cảm xúc dạt dào trong ca khúc “Con về hát giữa Làng Sen” là một điều may mắn nhất, hạnh phúc nhất mà cuộc đời cô có được”.

Mấy mươi năm gắn bó với âm nhạc, cô chia sẻ: “Bản thân cô luôn luôn khắc ghi công ơn của những bậc tiền bối, tình cảm của đồng nghiệp, sự ủng hộ của khán giả tỉnh nhà. Cảm ơn Ðảng, Nhà nước đã ghi nhận những đóng góp của bản thân”. Trong nhịp sống thường nhật, ở một câu lạc bộ bóng bàn, đâu đó người ta vẫn nghe thấy một giọng ca vút lên: “Từ Cà Mau xa xôi, con về thăm quê Bác…"./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap