【kqbd cup nhat】Con đường gập ghềnh đón đợi Thủ tướng Anh Theresa May
Với kết quả trên, Thủ tướng Theresa May sẽ tránh được việc phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khác của đảng Bảo thủ trong vòng 1 năm tới. Tuy nhiên, nguy cơ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Hạ viện do Công đảng đối lập của ông Jeremy Corbyn đang phát động vẫn luôn chực chờ "thuyền trưởng" May nếu Brexit không đạt được thỏa thuận.
Dù hiện nay cả EU và Thủ tướng May đều lên tiếng đang chuẩn bị kế hoạch cho Brexit không đạt được thỏa thuận nào, song Liên minh châu Âu (EU) đã thẳng thừng tuyên bố sẽ không đàm phán lại những nội dung đã thỏa thuận xong với London, trong khi đảng Dân chủ Hợp nhất Bắc Ireland (DUP) mà Chính phủ dựa vào sự hậu thuẫn của đảng này tại Hạ viện lại yêu cầu Thủ tướng May đàm phán lại với EU phần kế hoạch dự phòng đối với vấn đề đường biên giới Ireland.
Trên thực tế, bế tắc tại Hạ viện từng khiến Thủ tướng May không thể trình thỏa thuận Brexit trước các nghị sĩ tuần này, vẫn còn tồn tại, trong khi cuộc “nội chiến” 40 năm của đảng Bảo thủ với vấn đề châu Âu vẫn chưa được giải quyết. Những người thuộc phe cực hữu trong đảng Bảo thủ có thể sẽ cùng với các đảng đối lập, trong đó có cả các nghị sĩ của DUP, ngăn cản được Thủ tướng May đạt đa số phiếu ủng hộ thỏa thuận Brexit của bà tại Hạ viện. Rõ ràng, việc vượt qua chặng đường trước mắt với bà May là khá gian nan.
Theo kế hoạch, Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019, theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon và luật pháp của Anh. Nếu đến ngày đó không có thỏa thuận nào đạt được và hai bên không kéo dài thêm thời hạn, Anh sẽ trở thành quốc gia ngoài EU mà không có bất kỳ giai đoạn chuyển tiếp nào.
Nếu kịch bản này xảy ra, ngay sau ngày 29/3/2019, một tương lai mờ mịt đang đón đợi "xứ sở sương mù". Khi đó, London sẽ mất quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu và không còn tên trong các hiệp định thương mại của EU với các quốc gia khác. Ngân hàng Anh ước tính trong trường hợp này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ giảm 8%. Quan hệ chính trị giữa hai bên cũng sẽ trở nên mờ nhạt, trong khi quan hệ thương mại hoàn toàn chỉ còn dựa trên những điều khoản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Anh sẽ phải chịu thuế của EU như các nước ngoài EU, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn định đời sống và việc làm của người dân Anh. Một số nhà sản xuất tại Anh có thể sẽ phải dịch chuyển sản xuất sang EU để tránh việc phải chờ đợi các linh kiện lắp rắp họ đặt hàng bị tắc nghẽn tại cửa khẩu chờ làm thủ tục hải quan khi vào Anh.
Về phía EU, liên minh này sẽ mất đi một khoản ngân sách không nhỏ lên tới 13 tỷ bảng/năm. Vấn đề quyền sống và làm việc của 1,3 triệu công dân Anh tại EU và 3,7 triệu công dân EU tại Anh sẽ không rõ ràng.
Trong bối cảnh ngày 29/3/2019 đang ngày một gần, việc Thủ tướng Theresa May có thể vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần này chỉ có thể coi là chiến thắng tạm thời, giúp bà hoàn thành nốt trọng trách đưa nước Anh rời khỏi EU theo đúng ý nguyện của cử tri Anh trong cuộc trưng cầu 2,5 năm trước. Tuy nhiên, tương lai của nước Anh hậu Brexit vẫn còn khá tăm tối. Như trang mạng abc.net.au bình luận "cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về quyền lãnh đạo đánh dấu vết nứt nghiêm trọng trong những mâu thuẫn đã kéo dài nhiều thập kỷ của đảng Bảo thủ về châu Âu và khiến con đường rời bỏ liên minh của nước Anh vốn đã không bằng phẳng giờ lại càng gập ghềnh hơn nữa".