【dự đoán kêt quả bóng đá】Giải pháp chống thất thu của ngành Hải quan đã phát huy hiệu quả
Giám sát hải quan bằng hệ thống camera tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy,ảiphápchốngthấtthucủangànhHảiquanđãpháthuyhiệuquảdự đoán kêt quả bóng đá Cục Hải quan Hà Giang. Ảnh: T.Trang |
Nhìn nhận một cách khách quan, ngoài những yếu tố tác động của một số mặt hàng NK như ô tô, dầu thô..., không thể không kể đến nguyên nhân chủ quan là những nỗ lực của ngành Hải quan trong việc triển khai các giải pháp chống thất thu.
Quản lý thuế hiệu quả
Xác định thu hồi nợ đọng là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác chống thất thu NSNN, ngay từ những ngày đầu năm, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị quyết liệt triển khai nhiều giải pháp trong công tác thu đòi nợ đọng, đồng thời tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của các cục hải quan tỉnh, thành phố; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết từng khoản, theo từng tờ khai, từng doanh nghiệp. Nhờ đó, quý I toàn ngành đã giảm được 52,2 tỷ đồng nợ thuế.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 812/QĐ-TCHQ về việc giao chỉ tiêu thu hồi nợ cho các cục cải quan tỉnh, thành phố.
Song song đó, công tác chống thất thu qua xác định lại mã số, trị giá hàng hóa, C/O đã được Tổng cục Hải quan đẩy mạnh. Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, trong đó tập trung kiểm tra trị giá các mặt hàng xuất khẩu có thuế suất cao như tài nguyên khoáng sản (đá xẻ, đá khối, quặng kim loại); thiết bị điện gia dụng nhãn hiệu BOSCH, xuất xứ châu Âu...; tập trung kiểm tra các mặt hàng rượu, bia, mỹ phẩm, thiết bị vệ sinh, bột ngọt, đường…
Tổng cục Hải quan cũng đã thực hiện rà soát lựa chọn các mặt hàng có kim ngạch cao, thuế suất từ 15% trở lên và đang tiến hành thu thập các nguồn thông tin để xây dựng sửa đổi, bổ sung mức giá tham chiếu tại Danh mục quản lý rủi ro về trị giá. Kết quả đã thu vào NSNN 75 tỷ đồng từ công tác xác định trị giá.
Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TCHQ về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế, theo đó hạn chế rủi ro trong phân loại, áp dụng mức thuế. Đối với công tác kiểm tra chuyên ngành, đã thực hiện công tác chuẩn bị số liệu, thông tin chi tiết đối với Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và sau thông quan, chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để làm việc với các bộ, ngành. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện xây dựng dự thảo văn bản hướng dẫn kiểm tra, xác định xuất xứ nhằm ngăn chăn gian lận xuất xứ, chống chuyển tải bất hợp pháp.
Sử dụng công cụ chống thất thu
Ngành Hải quan đã thực hiện quyết liệt các công cụ chống thất thu NSNN, trong đó đáng lưu ý là công tác thanh tra kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, công tác KTSTQ và quản lý rủi ro.
Ngay từ đầu năm, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác KTSTQ, Tổng cục Hải quan đã chú trọng công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hoạt động KTSTQ của toàn lực lượng. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, theo dõi, đánh giá về doanh nghiệp trọng điểm. Thực hiện KTSTQ đối với một số Công ty: Công ty TNHH Hàng miễn thuế Jalux Taseco, Công ty cổ phần khai khoáng Thanh Sơn... Triển khai các chuyên đề KTSTQ về xuất xứ hàng hóa, kho ngoại quan, điều thô nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI, mặt hàng tôn mạ, tôn màu nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, linh kiện ô tô.
Kết quả trong quý I, toàn ngành đã thực hiện KTSTQ 284 cuộc, trong đó có 125 cuộc tại trụ sở người khai hải quan (đạt 9% so với chỉ tiêu năm 2019, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018), 159 cuộc tại trụ sở cơ quan hải quan. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là: 397,7 tỷ đồng, đã thực thu vào NSNN (bao gồm từ năm 2018 chuyển sang) 366,4 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng trong công tác chống buôn lậu, ngay từ đầu năm 2019, Cục Điều tra chống buôn lậu tăng cường thực hiện công tác kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, giá, thuế suất và quản lý rủi ro, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước, chế độ chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kết quả là tính từ 16/12/2018 đến 15/3/2019, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý tổng số 3.977 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 320.759 triệu đồng, thu ngân sách đạt hơn 38.036 triệu đồng; số vụ khởi tố: 3.989 vụ (trong đó: số vụ Hải quan khởi tố là 8 vụ, số vụ chuyển cơ quan khác khởi tố 21 vụ).
Cũng trong quý I/2019, Vụ Thanh tra kiểm tra đã thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ. Kết quả là từ ngày 1/1/2019 đến 15/3/2019, toàn ngành đã tiến hành 37 cuộc thanh tra, kiểm tra (22 cuộc thanh tra chuyên ngành và 15 cuộc kiểm tra nội bộ) yêu cầu truy thu và xử phạt, số tiền gần 12,5 đồng. Trong đó số thuế truy thu: 10,1 tỷ đồng; xử phạt VPHC: 2,3 tỷ đồng, đã đôn đốc thu nộp NSNN 10,8 tỷ đồng.
Với công cụ quản lý rủi ro cũng được ngành Hải quan vận dụng hiệu quả. trong quý I/2019, toàn Ngành đã phân luồng kiểm tra hải quan đối với 2.347.496 tờ khai, cụ thể: Luồng Xanh: 1.353.591 tờ khai (đạt 57,66%) luồng Vàng 880.142 tờ khai (đạt 37,49%), luồng Đỏ 113.763 tờ khai (đạt 4,85%).
Đồng thời, tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách như: Ban hành Quyết định Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro của ngành Hải quan năm 2019 (Quyết định số 237/QĐ-TCHQ ngày 31/1/2019); Thông tư quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ và tổ chức đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất nhập, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; Tiến hành trao đổi xử lý thông tin giám sát trực tuyến với các đơn vị trong và ngoài ngành, triển khai Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác với cơ quan Thuế.