Thu hơn 14.000 tỷ từ thoái vốn
Cũng theo Bộ Tài chính,ẫncònthiếutíchcựctrongcổphầnhócoi bong da truc tiep xoi trong phương án cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì vốn điều lệ của 7 doanh nghiệp là 693,5 tỷ đồng; trong đó Nhà nước nắm giữ 328,2 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 265,7 tỷ đồng, bán cho người lao động 8,5 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 4,7 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 86,3 tỷ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm 2017, các đơn vị đã thoái được 3.072 tỷ đồng, thu về 14.236 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản thoái vốn năm 2016 các đơn vị mới báo cáo trong 3 tháng đầu năm 2017).
Cụ thể bao gồm: Thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 35,8 tỷ đồng, thu về 36,3 tỷ đồng; thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác được 1.703 tỷ đồng, thu về 2.061 tỷ đồng; SCIC đã bán vốn tại 15 doanh nghiệp với giá trị là 1.333 tỷ đồng, thu về 12.139 tỷ đồng.
Cùng với Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg làm cơ sở để các đơn vị triển khai công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu trong giai đoạn 2016 – 2020, các cơ chế, chính sách cơ bản đã hoàn thiện và đầy đủ.
Vừa qua, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN và Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020 để làm tiền đề cho công tác này trong thời gian tới.
Tuy hành lang pháp lý đã có và việc hướng dẫn cũng được triển khai khá tích cực, toàn diện, song quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu thời gian qua vẫn bộc lộ một số bất cập. Trong đó, quan trọng nhất là một số bộ, ngành, địa phương, DN chưa tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện khiến tiến độ tái cơ cấu DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ vốn Nhà nước ở các công ty cổ phần còn cao do lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối khi cổ phần hóa còn lớn nên làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp và là rào cản của quá trình thay đổi nền tảng quản trị.
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; việc bàn giao các doanh nghiệp đã cổ phần hóa về SCIC còn chậm, việc thoái vốn, giảm tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo tiêu chí phân loại DNNN chậm được triển khai. Nhiều doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại, cổ phần hóa, chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên chưa có sự đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh,...
Xử lý nghiêm người đứng đầu
Để đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN giai đoạn tới, Bộ Tài chính cho rằng các bộ, ngành, địa phương, DN cần quán triệt sâu sắc hơn các Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó xác định sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Bên cạnh đó, theo ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, việc xác định trách nhiệm cá nhân trong thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần phải rõ ràng hơn. Bộ trưởng các bộ quản lý ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ nếu xảy ra chậm trễ.
Đồng thời, xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành DN; trường hợp thực hiện không đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ vốn và tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020, các đơn vị xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức triển khai, kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng về những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.