Huyện Sơn Dương có gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số,độngcóviệclàmsauhọcnghềtạiSơnDươm88 nhà cái hàng đầu châu á thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thực hiện phương châm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, gắn với nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường và doanh nghiệp sử dụng lao động.
Học nghề giúp người dân nâng cao kiến thức, áp dụng vào lao động sản xuất |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Sơn Dương đã chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giúp bà con ổn định cuộc sống.
Năm 2019 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện mở 15 lớp đào tạo nghề cho 525 học viên là lao động nông thôn.
Năm ngoái Trung tâm đã mở 9 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 315 học viên tham gia. Phần lớn các học viên đều phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội nơi đây.
Hàng năm trung tâm đều tập trung rà soát nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn theo 2 thời điểm, cuối năm trước và đầu năm sau. Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Một trong những cách làm hay mang lại hiệu quả trong công tác dạy nghề ở Sơn Dương là thực hiện mô hình dạy nghề lưu động cho nông dân, nhất ở các xã vùng sâu, vùng xa.
Trung tâm đã tổ chức được các lớp đào tạo ngắn ngày nhằm truyền đạt kỹ năng trồng, chăm sóc cây ớt, đan lát, may công nghiệp…tạo điều kiện cho lao động nông thôn có kiến thức, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Nhờ vậy, hơn 92% lao động ở nông thôn sau học nghề đã có việc làm.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thời gian tới Sơn Dương sẽ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề.
Huyện này cũng sẽ tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng những mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, góp phần vào mục tiêu nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành chức năng chủ động phối hợp với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo nghề cho lao động.