Thể thao

【ket qua chile】Nâng cao 'sức đề kháng' để phòng, chống suy thoái trong cán bộ, đảng viên

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, cấp ủy Đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ ket qua chile

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay,ângcaosứcđềkhángđểphòngchốngsuythoáitrongcánbộđảngviêket qua chile cấp ủy Đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 413 tổ chức Đảng và gần 5.600 ĐV vi phạm (năm 2022, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra 15 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, gồm: 4 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng là bộ trưởng, nguyên bộ trưởng và bí thư tỉnh ủy; 4 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng và tương đương; 2 nguyên chủ tịch tỉnh; 5 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, có 25 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị xử lý hình sự). Trong đó, có nhiều vi phạm về chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm những điều ĐV không được làm, tham nhũng, cố ý làm trái các quy định của pháp luật,...

Điều đó cho thấy, mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã tăng cường các biện pháp phòng, chống, thế nhưng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn diễn ra. Đây là “căn bệnh” âm ỉ và vô cùng nguy hiểm, phải tiếp tục quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII): “Từ suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, cơ hội, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. Qua một số vụ án, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã và đang xử lý cho thấy tình trạng tham nhũng ngày càng có tổ chức, lợi ích nhóm, can thiệp, thao túng của một số CB có chức, có quyền; xảy ra trên nhiều lĩnh vực từ quản lý đất đai, tài chính, ngân hàng, đấu thầu đến chứng khoán, bất động sản, buôn lậu,... Không chỉ là hành vi tham nhũng mà còn là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, trong đó có cả CB cấp cao, những người được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách, được Đảng, Nhà nước tin cậy giao trọng trách lớn, thậm chí là đứng đầu địa phương hoặc ngành quan trọng. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với công tác CB, nhiệm vụ then chốt của then chốt có nhiều vấn đề đặt ra.

Để có những “liều thuốc” nhằm phòng, chống “căn bệnh” này, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận với những giải pháp vừa mạnh mẽ, cương quyết, vừa có tính răn đe, phòng ngừa. Ngoài Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức Đảng, ĐV vi phạm như là một “bộ luật hình sự” để mỗi CBĐV “tự soi”, “tự sửa”. Mới đây nhất, ngày 02/02/2023, Bộ Chính trị  ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay cho Quy định số 262-QĐ/TW, ngày 08/10/2014. Theo đó, Quy định số 96-QĐ/TW quy định 2 “tiêu chí”, gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Quy định số 96-QĐ/TW cũng nhấn mạnh tiêu chí về lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;...

Bên cạnh đó là kết quả lãnh, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều ĐV không được làm, trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm. Có thể khẳng định, những chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã “mở đường” cho “văn hóa từ chức” trong Đảng, trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại. Đây được xem như “luồng gió mới” để mỗi CBĐV soi lại mình, giữ gìn đạo đức cách mạng, phẩm giá của ĐV Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các thế lực thù địch sử dụng nhiều chiêu trò, thủ đoạn chống phá vừa ngấm ngầm, vừa công khai, hết sức tinh vi, xảo quyệt thì công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBĐV phải được quan tâm hàng đầu. Cho dù việc này có vẻ “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng chỉ cần lơ là thì hậu quả rất khó khắc phục. Vì vậy, càng phải quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho CBĐV. Đây được xem là “xây móng” để giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng. Theo đó, ngoài việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng về lý luận chính trị, pháp luật, phải kiên quyết khắc phục hiện tượng đối phó trong dạy học chính trị; quyết tâm không để nảy sinh tình trạng dùng “cơ chế, quan hệ” để đạt điểm cao và đủ điều kiện được cấp chứng chỉ, văn bằng về trình độ lý luận chính trị.

Trong quá trình nâng cao “sức đề kháng” cho CBĐV, vai trò của chi bộ cơ sở rất quan trọng. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng sẽ góp phần để mỗi CBĐV phát huy năng lực và đóng góp trí tuệ trong công tác xây dựng Đảng. Tại các khu dân cư, tổ dân phố, cần phát huy kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ CBĐV hưu trí có nhận thức, trình độ lý luận cao, uy tín, bản lĩnh chính trị vững vàng. Họ là những tấm gương về học tập và làm theo gương Bác, là những người tiên phong trong thực hiện các đường lối, quan điểm của Đảng; đồng thời, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn, quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch để CBĐV và nhân dân nhận rõ đúng, sai, tốt, xấu, không dao động tư tưởng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải duy trì thực hiện nền nếp, nghiêm túc, chặt chẽ chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình, nhất là ở cấp chi bộ. Bởi lẽ, chi bộ như là tế bào của Đảng - là nơi mọi CBĐV thường xuyên sinh hoạt, gắn bó chặt chẽ và hiểu rõ cả về ưu điểm, nhược điểm của nhau, những mối quan hệ xã hội và nguy cơ mắc sai lầm, khuyết điểm,... Tự phê bình và phê bình nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; giảm CBĐV vi phạm; không để CBĐV sa ngã, gây bức xúc trong cơ quan, tổ chức, địa phương.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần tạo ra “tấm chắn” để ngăn chặn những thông tin xấu, độc trên các trang mạng xã hội và trong những ấn phẩm do thế lực phản động, thù địch tuồn vào nước ta hòng thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong CBĐV và nhân dân. Hiện nay, các thông tin xấu, độc được lan truyền bằng nhiều loại phương tiện, nhất là trên Facebook, Tiktok, YouTube,... Nó dần mài mòn tư duy của người đọc, người xem, làm nảy sinh tâm lý hoài nghi rồi dẫn đến “tự diễn biến, “tự chuyển hóa”. Không ít CBĐV đã thể hiện thái độ trên mạng xã hội bằng cách “like”, “comment”, “follow” bài viết và fanpage của các tổ chức phản động, thù địch hoặc các phần tử cơ hội chính trị.

Thực tiễn chỉ ra rằng, khi CBĐV có nhận thức đúng, thực sự thông suốt về tư tưởng sẽ có "sức đề kháng" tốt, không dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh đó, vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là rất quan trọng. Chỉ khi CBĐV được chăm lo, bảo đảm tốt đời sống vật chất và tinh thần; công tác tổ chức, cán bộ và khen thưởng, kỷ luật thực sự dân chủ, khách quan, “tâm phục, khẩu phục” thì mới tránh nảy sinh tư tưởng bất mãn, tiêu cực. Vậy nên, “dĩ công vi thượng” phải luôn là cách tốt nhất của người đứng đầu.

Trong mọi việc, điều tiên quyết vẫn là ở nhận thức và hành động của mỗi cá nhân. Để phòng ngừa “căn bệnh” “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thực sự hiệu quả thì mỗi CBĐV phải tự nâng cao “sức đề kháng” cho bản thân. Mỗi người hãy ra sức cùng tổ chức Đảng kịp thời ngăn chặn tiêu cực, làm lan tỏa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kiên quyết đập tan chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cơ hội, góp phần làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay./.

Phòng TT&GDLLCT(Ban TGTU)

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap