Empire777

Tính đến 20-6, giá trị vốn đầu tư đã thoái tại các DN giảm tỷ lệ sở hữu là 653,3 tỷ đồng. Ảnh: ST. tỷ lệ cúp c2

【tỷ lệ cúp c2】Cách xử lý trường hợp thoái vốn gặp khó

cach xu ly truong hop thoai von gap kho

Tính đến 20-6,áchxửlýtrườnghợpthoáivốngặpkhótỷ lệ cúp c2 giá trị vốn đầu tư đã thoái tại các DN giảm tỷ lệ sở hữu là 653,3 tỷ đồng. Ảnh: ST.

Bộ Tài chính cho biết, SCIC đã sẵn sàng tiếp nhận các khoản vốn được thoái theo Nghị quyết 15. Việc tiếp nhận này sẽ thực hiện theo đúng quy trình từ việc xem xét, đánh giá với sự tham gia của các công ty tư vấn tài chính được chọn lựa. Đồng thời, SCIC đã chuẩn bị cán bộ nhân sự để đảm bảo việc tiếp nhận vốn từ các DN được thực hiện đúng trình tự.

Khả quan về thoái vốn

Theo Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN Đặng Quyết Tiến, thoái vốn vẫn phải đảm bảo hai nguyên tắc là phải tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn và phải đảm bảo an toàn, tránh bị lợi dụng gây thất thoát vốn Nhà nước.

Tuy nhiên, “trong quá trình thực hiện, đối với từng trường hợp cụ thể, trên tinh thần Nghị quyết 15 của Chính phủ và các quy định hiện hành, đều có những cách xử lý vấn đề riêng, để cho các DN thoái vốn được ngay mà vẫn đảm bảo 2 nguyên tắc trên”, ông Tiến lưu ý thêm.

Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các Tập đoàn, Tổng công ty (TĐ, TCT) Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, trong tổng số gần 22 nghìn tỷ đồng các TĐ, TCT đã đầu tư ngoài ngành cần thoái, năm 2013 đã thoái được 965 tỷ đồng (tài chính, ngân hàng là 734,7 tỷ đồng, bảo hiểm 135 tỷ đồng, bất động sản 103,5 tỷ đồng, các quỹ đầu tư 7 tỷ đồng).

Năm 2014 (tính đến ngày 20-6-2014), giá trị vốn đầu tư các TĐ, TCT Nhà nước đã thoái được là 821,8 tỷ đồng. Cụ thể: Trong các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính là 168,5 tỷ đồng (chứng khoán là 23 tỷ đồng, tài chính, ngân hàng là 73 tỷ đồng, bảo hiểm 72,5 tỷ đồng). Giá trị vốn đầu tư đã thoái tại các DN giảm tỷ lệ sở hữu là 653,3 tỷ đồng.

Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, đến nay, đã có một số TĐ, TCT trình đề án thoái vốn. Đáng chú ý, TĐ Điện lực Việt Nam (EVN) có phương án sẽ thoái hết vốn đầu tư tại Ngân hàng An Bình; Công ty tài chính Than khoáng sản cũng trình phương án thoái vốn khỏi Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank); Bộ Xây dựng đã đẩy nhanh tiến độ thoái vốn của Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD). Dự kiến, EVN và Công ty tài chính Than khoáng sản sẽ có kết quả trong quý III-2014.

Ông Tiến cho biết thêm, kết quả thoái vốn sẽ khả quan hơn trong quý III tới đây, con số dự kiến có thể lên đến 10.000 tỷ đồng.

Đến nay, lộ trình thoái vốn đã được các TĐ, TCT trên có kế hoạch cụ thể, về thủ tục hồ sơ đã hoàn thiện nhưng đang phải thực hiện theo quy định. “Đối với EVN, kế hoạch thoái vốn đã nêu rõ từng bước, trường hợp không thoái được sẽ chuyển sang TCT đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). SCIC sẽ trả bằng giá vốn hoặc hai bên thỏa thuận để đưa ra mức giá thống nhất thông qua tư vấn độc lập. Mức giá sẽ được công bố công khai theo luật định”, ông Đặng Quyết Tiến cho biết.

Tại Nghị quyết 15/NQ-CP, Chính phủ cho phép DN được thoái vốn dưới mệnh giá và dưới giá trị sổ sách sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất đầu tư. Về cơ bản, nội dung này phù hợp với quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có bổ sung quy định DN được phép thoái vốn dưới mệnh giá. Mặc dù giá bán đó thấp hơn giá trị sổ sách, nhưng có khoản dự phòng bù đắp thì vẫn bảo toàn được vốn. Như vậy, quy định này đã thoáng hơn theo cơ chế mở vì đã được bù đắp từ khoản dự phòng tổn thất đầu tư này.

Ngoài ra, một hướng mở nữa được quy định tại Nghị quyết 15 là cho phép DNNN được chào bán ra công chúng số cổ phần đã đầu tư tại các công ty đại chúng có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định. Điều này “giải thoát” cho rất nhiều DN vì theo Luật Chứng khoán, bị lỗ thì không được thoái vốn.

Trả lời phỏng vấn Báo Hải quan trước đó, ông Đặng Quyết Tiến cũng lưu ý, Nghị quyết 15 là giải pháp tình thế nhằm tháo gỡ vướng mắc quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20-7-2012 của Chính phủ vì thời gian qua Bộ Tài chính nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các TĐ, TCT Nhà nước là không thực hiện được việc thoái vốn theo lộ trình được duyệt vì một số DN có vốn góp là công ty đại chúng có kết quả kinh doanh thua lỗ. Thực hiện giải pháp này cũng sẽ hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thoái vốn của các DN.

Nhắc nhở DN cổ phần hóa chậm tiến độ

Về tiến độ thực hiện cổ phần hóa, tính đến ngày 20-6-2014 đã sắp xếp 58 DN, trong đó cổ phần hóa 38 DN, giải thể 2 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 3 DN. Về cổ phần hóa DNNN, đã có 297 DN thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, 159 DN đang tiến hành xác định giá trị DN, 67 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị DN, 38 DN đã được phê duyệt Phương án cổ phần hóa, 31 DN đã bán cổ phần lần đầu. Tiến độ này là chuyển biến đáng kể so với các năm gần đây, dự tính đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 DN và cuối quý III-2015 sẽ có toàn bộ các DN được phê duyệt Phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.

Trong báo cáo gửi tới Quốc hội vừa qua, Bộ Tài chính đã nêu rõ những hạn chế còn tồn tại như: Việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt Đề án tái cơ cấu của một số DN chưa đảm bảo tiến độ đề ra; một số đơn vị chưa tích cực, quyết liệt triển khai lộ trình tái cơ cấu cũng như chưa chủ động báo cáo Chính phủ về tiến độ triển khai và các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo xử lý kịp thời. Mặc dù đã có nhiều kết quả khả quan, nhưng theo Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hoá các DNNN theo phương án sắp xếp, cổ phần hóa giai đoạn 2011- 2015 thời gian qua còn chậm.

Với quyết tâm của Chính phủ và sự chỉ đạo sát sao từ người đứng đầu Chính phủ, tiến độ cổ phần hóa hiện đang được đẩy mạnh. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cũng đã lên danh sách từng DN cổ phần hóa với lộ trình cụ thể và phân công cán bộ theo dõi từng DN.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap