Phải để doanh nghiệp nông,ấtkhẩuthuỷsảnkhóphụchồkết quả giải ngoại hạng anh hôm nay thuỷ sản “sống” trước khi tính chuyện phục hồi | |
ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Gỡ khó cho sản xuất, tiêu thụ nông, thuỷ sản trong đại dịch | |
Yêu cầu các bộ vào cuộc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất thủy sản do dịch bệnh |
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Minh Phú Seafood Corp tại Khu công nghiệp Nam Sông Hậu (Hậu Giang). Ảnh: TTXVN |
Chỉ 30% DN chế biến thủy sản hoạt động
Theo ông Bùi Bá Sự, Phó Tổng giám đốc kinh doanh, Tập đoàn Việt Úc, các thị trường trên thế giới như Mỹ, EU đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và nhu cầu NK thủy sản, trong đó có mặt hàng tôm rất cao, nhất là dịp Noel và năm mới sắp đến. Điều này tạo cơ hội rất lớn cho ngành thủy sản Việt Nam tăng tốc về đích, đạt các chỉ tiêu sản xuất, XK đề ra trong năm 2021. Tuy nhiên, hầu hết DN thủy sản đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, cần hỗ trợ của Nhà nước mới có thể tái sản xuất trở lại.
Chia sẻ rõ hơn câu chuyện của DN mình, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thuỷ sản Minh Phú cho biết, hiện nhu cầu mua tôm của khách hàng nước ngoài rất lớn, giá tôm cũng tăng cao mà DN không thể sản xuất hết công suất. Nhà máy thủy sản Minh Phú Cà Mau hiện có 6.757 công nhân nhưng chỉ đi làm được 1.649 công nhân. Nhà máy thủy sản của Minh Phú ở Hậu Giang có 5.800 công nhân nhưng hiện chỉ đi làm được 1.300 công nhân. "Như vậy, số lượng công nhân đi làm chỉ chiếm 23,8%, đồng nghĩa với việc công suất của các nhà máy giảm", ông Quang nói.
Tương tự với ngành tôm, các DN chế biến, XK cá tra cũng đang đối mặt thách thức chất chồng. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn nhấn mạnh, việc di chuyển của người lao động, tổ chức sản xuất "3 tại chỗ" đang khiến nhiều DN gặp khó. “Chúng tôi đã thực hiện “3 tại chỗ” 2 tháng nay, hàng tuần đều test PCR nên rất tốn kém. Nếu cứ kéo dài, DN sẽ không thể chịu nổi vì chi phí sản xuất tăng. Nên chăng chỉ cần tầm soát xét nghiệm 20% thay vì 100% như hiện nay", bà Khanh nói.
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ NN&PTNT cập nhật đến ngày 11/9/2021, do nhiều lý do khác nhau, hiện chỉ có 30% DN chế biến thủy sản phía Nam hoạt động với công suất trung bình giảm còn 30-35%. Hiện tại, có 15 nhà máy thức ăn cho thủy sản, 120 nhà máy chế biến thủy sản có ca F0 phải dừng hoạt động.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra đánh giá chi tiết hơn. Sau hơn 1 tháng dịch bùng phát mạnh, các DN thuỷ sản chỉ được hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm” để vừa phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp, vừa tránh đứt gãy sản xuất. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, XK. Hiện nay, chỉ có rất ít các DN sản xuất, XK thủy sản đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50%. Trong khi đó, các chi phí phát sinh cũng gây khó khăn không nhỏ cho các DN.
Ngoài ra, Cục Xuất nhập khẩu còn đề cập tới góc độ, hoạt động vận chuyển lưu thông bị ảnh hưởng, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển quốc tế và Việt Nam cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK của ngành thuỷ sản.
Xuất khẩu không thể phục hồi nhanh
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: "Dự báo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất những tháng cuối năm thiếu hụt 20-30% do giảm khai thác, thả giống, NK; vật tư phục vụ chế biến thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%. Bên cạnh đó, việc bốc dỡ, mua bán, đặc biệt là khâu vận chuyển thủy sản với các tỉnh khác gặp khó khăn, dẫn đến tiêu thụ thủy sản khai thác chậm, đứt gãy”.
Hiện nay, dịch Covid-19 trong nước vẫn diễn biến phức tạp nên đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, XK thủy sản của Việt Nam sẽ chưa thể phục hồi trong tháng 9/2021. Tuy nhiên, XK thủy sản sẽ phục hồi sau khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát tốt nhờ nhu cầu từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU... tăng mạnh khi tỷ lệ tiêm vắc xin cao, khả năng phục hồi và mở cửa nền kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn. Để đảm bảo cho ngành thủy sản phục hồi sau dịch, việc đảm bảo ổn định hoạt động nuôi trồng và chế biến là cấp thiết.
Từ góc độ DN, ông Quang kiến nghị, các địa phương cho DN áp dụng "1 cung đường nhiều điểm đến". “Để nhà máy sản xuất tối đa công suất với "3 tại chỗ" là khó khả thi vì không thể có đủ chỗ ở cho công nhân. Chỉ thực hiện tốt "1 cung đường, nhiều điểm đến" mới khắc phục được vấn đề này. Khi đó, công nhân có ý thức xây dựng gia đình mình là vùng xanh, nhà máy quản lý chặt để thành nhà máy xanh bằng cách test thường xuyên, nâng cao ý thức phòng chống dịch của công nhân”, ông Quang nói.
Ngoài ra, nhiều DN chế biến, XK thuỷ sản kiến nghị các địa phương đẩy mạnh tiêm vắc xin cho công nhân chuỗi sản xuất ngành nông nghiệp, trong đó có sản xuất thủy sản; đồng thời, các địa phương cũng cần linh hoạt trong việc kiểm soát người đi qua các chốt phòng chống dịch, tạo thuận lợi hơn cho DN.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), thời gian sắp tới cần một loạt biện pháp để DN nông, thuỷ sản có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch. “Với vấn đề vắc xin, Chính phủ đã tuyên bố đây là biện pháp rất quan trọng. Theo tôi, cần ưu tiên vắc xin cho những DN có nhiều người lao động; ưu tiên vắc xin cho những tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Đặc biệt, cần có các gói tín dụng phù hợp hỗ trợ DN, áp dụng các giải pháp giãn nợ cho DN. Đó là những việc làm hết sức cần thiết hiện nay để giúp DN có thể tồn tại. Sau đó, khi dịch bệnh dần được khống chế tốt hơn, DN đã tồn tại được sẽ tính tới vấn đề hỗ trợ để DN từng bước phục hồi”, chuyên gia Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.