10 tháng,ángnônglâmthủysảnxuấtsiêutỷkêt quả bóng đá đêm qua kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 33,18 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018 |
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2019 ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng 16,9% so với kim ngạch xuất khẩu tháng 9. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 1,4 tỷ USD, lâm sản chính đạt gần 1,05 tỷ USD, thủy sản đạt 834 triệu USD và chăn nuôi đạt 55 triệu USD,
Lũy kế 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 33,18 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018 với 6 nhóm/sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Nhóm nông sản chính ước đạt 15,25 tỷ USD, giảm 7,4%, chiếm 46,0% tổng kim ngạch xuất khẩu; lâm sản chính đạt 9,04 tỷ USD, tăng 18,8% và chiếm 27,2% tỷ trọng xuất khẩu ; thủy sản ước đạt 7,06 tỷ USD, giảm 2,4%, tỷ trọng chiếm 21,3%.
Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính 10 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước: cao su đạt 1,75 tỷ USD, tăng 5,6%; chè đạt 187 triệu USD, tăng 14,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,5 tỷ USD, tăng 17,8%; quế đạt 145 triệu USD, tăng 31,9%; mây tre, cói đạt 378 triệu USD, tăng 40,6%; các sản chăn nuôi đạt 568 triệu USD, tăng 3,9%,
Một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,3%; hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nên giá trị xuất khẩu giảm.
Cụ thểm, hạt điều đạt 2,7 tỷ USD, giảm 4,8% (lượng tăng 21,3%); gạo đạt 2,43 tỷ USD, giảm 9,1% (lượng tăng 6,1%); hạt tiêu đạt 631 triệu USD, giảm 7,2% (lượng tăng 21,2%)); riêng cà phê giảm cả về giá trị và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, giảm 22,3% (lượng giảm 14,6%).
Về thị trường xuất khẩu, xuất khẩu sang Trung Quốc 9 tháng đạt 7,94 tỷ USD, giảm 4,2% so với 9 tháng năm 2018, nhưng xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh, đạt 6,4 tỷ USD, tăng 13,1%. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là Hoa Kỳ chiếm 21,7%; EU chiếm 11,9%; ASEAN chiếm 10,3%.
Ở chiều nhập khẩu, tính chung 10 tháng, ước đạt 25,9 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, nhập khẩu các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu và các nông sản chính khoảng 21,6 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ.
Để ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệptheo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường lương thực, thực phẩm, tình hình xuất nhập khẩu; tăng cường kiểm soát chặt tình hình nhập lậu vào thị trường nội địa.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một thị trường nhất định; đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu.