Ngày 19-7,ốclạituynbốngangngượbóng đá .com Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết ông đã bác đề xuất của người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị về việc bắt đầu đàm phán song phương đối với tranh chấp ở biển Đông, vì Bắc Kinh đặt điều kiện không bàn đến phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) ngày 12-7 vừa qua. Còn tại Trung Quốc, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố Bắc Kinh sẽ hoàn thành việc xây dựng trái phép ở các đảo và đá ngầm, bất chấp mọi sức ép từ các quốc gia khác.
Ngọn hải đăng Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở biển Đông (Ảnh: Reuters)
Philippineskhó có thể đàm phán với Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn trên kênh tin tức ABS-CBN, Ngoại trưởng Philippines Yasay cho biết ông đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị Cấp cao Hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 11 diễn ra ở thành phố Ulan Bator, Mông Cổ vào tuần trước. Tại cuộc gặp, ông Vương Nghị đã đề nghị phía Philippines “cởi mở để thương lượng song phương”, nhưng chỉ về các vấn đề “nằm ngoài phán quyết của PCA, hoặc bất chấp phán quyết”. Ngoại trưởng Yasay cho biết ông đã từ chối vì việc này không phù hợp với hiến pháp và các lợi ích quốc gia của Philippines.
Thái độ cứng rắn của Philippines cho thấy các cuộc đàm phán trực tiếp với Trung Quốc về tranh chấp trên biển giữa hai nước khó có khả năng bắt đầu ngay do Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết của PCA. Ngày 19-7, tờ China Daily của Trung Quốc đưa tin, trong cuộc gặp mặt với Đô đốc John Richardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã ngang ngược phát biểu rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ ngừng giữa chừng việc xây dựng trái phép trên các đảo ở biển Đông. China Daily cũng nêu luận điệu quy chụp rằng Washington đã tạo áp lực quân sự lên Bắc Kinh bằng cách đưa nhiều tàu quân sự và máy bay đến tiếp cận hoặc xâm nhập cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc còn lớn tiếng đe dọa bất kỳ nỗ lực bẻ gãy sức mạnh quân sự Trung Quốc đều sẽ vô tác dụng.
Phán quyết của PCA giúp giải quyết các tranh chấp trong khu vực về lâu dài
Sự kiện PCA ra phán quyết về “vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc”, các chuyên gia chính trị quốc tế đều đánh giá cao ý nghĩa của phán quyết này và nhấn mạnh phán quyết sẽ giúp giải quyết về lâu dài tranh chấp tại biển Đông. Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Singapore, chuyên gia Malcolm Cook thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, đánh giá rằng phán quyết của PCA, với việc bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” và kết luận về các thực thể tại biển Đông, không chỉ có ý nghĩa với Philippines mà còn ý nghĩa đối với Trung Quốc và cả khu vực. Sau phán quyết của PCA, Trung quốc đang phải đối với mặt với thách thức lớn là làm thế nào để thay đổi cách tiếp cận với vấn đề biển Đông. Cùng đánh giá về phán quyết của PCA, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng có thể coi đây là một cột mốc lịch sử trong tiến trình tranh chấp biển Đông từ trước tới nay, vì đây là lần đầu tiên một quốc gia đã sử dụng các công cụ pháp lý để thách thức các yêu sách của một quốc gia khác tham gia vào tranh chấp này.
Theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, ý nghĩa quan trọng của phán quyết thể hiện ở chỗ nó đã làm sáng tỏ một số các yêu sách của các bên liên quan, qua đó có thể thúc đẩy các bên hướng tới khả năng giải quyết được cuộc xung đột này về lâu dài. Đặc biệt, phán quyết của tòa đã giúp thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp ở trên biển Đông, nhất là các tranh chấp liên quan tới yêu sách của Trung Quốc xung quanh đường lưỡi bò và các thực thể ở quần đảo Trường Sa. Có thể khẳng định phán quyết của PCA là một bước ngoặt trong tranh chấp biển Đông và có thể góp phần hóa giải bài toán phức tạp này về lâu dài.
Theo HẠNH CHI(tổng hợp)/sggp.org.vn