【bóng đá bảng xếp hạng đức】Cơ quan Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Sáng nay diễn ra tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh,ơquanHảiquantạothuậnlợitốiđachohoạtđộngxuấtkhẩunônglâmthủysảbóng đá bảng xếp hạng đức đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản”
Cơ quan Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Tổng Biên tập Tạp chí Hải quan Vũ Thị Ánh Hồng phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh C.L

Tại tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 26/7, các đơn vị trong ngành Hải quan đã chia sẻ nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nông sản XK.

Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan- Tổng cục Hải quan Đào Duy Tám cho biết, thời gian qua ngành Hải quan luôn tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản, ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam nói riêng. Cụ thể, cơ quan Hải quan đã thực hiện rà soát, xác lập tiêu chí quản lý rủi ro để đảm bảo hỗ trợ cho các DN, đặc biệt là trong quá trình làm thủ tục hải quan nhằm giảm tối đa tỷ lệ hàng hóa kiểm tra thực tế đối với các mặt hàng trong lĩnh vực này. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượng tờ khai hàng hóa xuất khẩu khoảng 4 triệu tờ khai. Trong đó, tỷ lệ tờ khai luồng đỏ phải kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ chiếm 2,3%; tỷ lệ luồng vàng 18,6%, riêng tờ khai luồng xanh chiếm tỷ lệ gần 80%. Qua đó cho thấy, đối với hàng hóa xuất khẩu đều được cơ quan Hải quan ưu tiên miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Cơ quan Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan chia sẻ về những chính sách hỗ trợ của cơ quan Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại Tọa đàm. Ảnh: C.L

Từ đầu năm 2022, ngành Hải quan đã triển khai cung cấp phần mềm miễn phí cho DN để thực hiện kê khai hải quan. Việc này nhằm giúp DN giảm chi phí liên quan đến mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, mua sắm phần mềm sử dụng khai hải quan cũng như hỗ trợ DN tiếp cận với định hướng sắp tới của cơ quan Hải quan khi xây dựng hải quan số, mô hình hải quan thông minh. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành Chỉ thị 384 về định hướng hải quan phi giấy tờ. Theo đó, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục rà soát, phối hợp với các cơ quan ban ngành thực hiện cắt giảm hồ sơ thủ công bằng giấy sẽ định hướng sang thủ tục điện tử; các giấy phép kiểm tra chuyên ngành sẽ chuyển sang số hóa và chứng từ hóa.

Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa dẫn đến nguy cơ dứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất và hàng hóa trên toàn cầu, Việt Nam đã tích cực triển khai công tác đàm phán và các kỳ họp tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy thông quan hàng hóa qua hình thức trực tuyến. Trong đó, điển hình là Nhóm Công tác tạo thuận lợi hóa thương mại Việt – Trung (phía Việt Nam do Bộ Công Thương chủ trì, các Bộ, cơ quan và Tổng cục Hải quan phối hợp; Phía Trung Quốc do Bộ Thương mại Trung Quốc chủ trì) đã tổ chức 04 kỳ họp trực tuyến với sự tham gia của nhiều cơ quan Trung ương và địa phương biên giới để tìm giải pháp duy trì và nâng cao năng lực thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và các đơn vị trực thuộc cũng đã gửi công hàm trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nước bạn và các cơ quan đồng cấp để thống nhất giải pháp tạo điều kiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cơ quan Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Cần Thơ chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh C.L

Một số mặt hàng xuất khẩu, nếu gặp khó khăn, có giải pháp hủy tờ khai, khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, tình hình dịch bệnh phức tạp, Trung Quốc áp dụng chính sach "zero Covid" nên đã xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa. Có những thời điểm có tới 6.000 -7.000 xe ùn tắc. Tổng cục Hải quan đã kịp thời chỉ đạo Hải quan các tỉnh biên giới khẩn trương tạo điều kiện thông quan nhanh các mặt hàng nông sản; những loại hàng hóa chưa đáp ứng tiêu chuẩn XK được giải quyết đưa vào khu trung chuyển để gia cố thêm các tiêu chuẩn; các lô hàng không thể XK tạo điều kiện cho doanh nghiệp hủy tờ khai hải quan.

Chia sẻ về công tác hỗ trợ của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp tại khu vực ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Cần Thơ cho biết, đơn vị quản lý hải quan tại 5 tỉnh, thành, gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh. Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ thu nộp NSNN, đơn vị còn thực hiện các giải pháp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng DN, trong đó nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ các DN nông, lâm, thủy sản. Qua đó giúp cho DN thuận lợi trong XNK cũng như hỗ trợ DN liên quan logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí, giảm thủ tục cho DN.

Trong 2021 và 6 tháng 2022, số DN với lượng tờ khai và kim ngạch làm thủ tục qua Cục Hải quan Cần Thơ tăng cao. Trong 6 tháng 2022, kim ngạch XNK qua Hải quan Cần Thơ đạt 3,5 tỷ USD, trong đó 2,5 tỷ là xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm nông, lâm, thủy hải sản.

Cục Hải quan Cần Thơ đã bố trí lực lượng giải quyết thủ tục cho DN ngoài giờ hành chính, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ Lễ. Trong 6 tháng năm 2022, đơn vị đã bố trí gần 5.500 lượt công chức làm ngoài giờ hành chính để giải quyết thủ tục XNK cho hơn 1.200 lượt DN. Trong đó, xử lý hơn 4.600 tờ khai; kịp thời phối hợp với DN để tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Đơn vị cũng đã thành lập các tổ giải quyết vướng mắc cho các DN. Cụ thể đã giải quyết 105 trường hợp vướng mắc của DN theo các đề nghị của DN liên quan đến thủ tục XNK.

Cơ quan Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn chia sẻ về công tác hỗ trợ tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của doanh nghiệp. Ảnh C.L

Giải thích về tình hình ách tắc nông sản trên tại các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn nói riêng và một số cửa khẩu biên giới tiếp giáp với Trung Quốc nói chung, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn Nguyễn Anh Tài cho biết, tình hình ách tắc nông sản trên tại các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn và một số cửa khẩu biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là do ảnh hưởng bởi chính sách "zero Covid" của nước bạn. Theo đó, việc giao nhận hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam và Trung Quốc không còn thực hiện như các phương thức trước mà ở từng cửa khẩu có sự khác nhau. Việc điều tiết các phương tiện ra vào cửa khẩu do chính quyền thiết lập các vùng đệm và công tác kiểm dịch, an toàn thực phẩm mà phía Trung Quốc đặt ra gây ách tắc cho phương tiện XNK hàng hóa.

Thời gian tới, Cục Hải quan Lạng Sơn sẽ chủ động nắm bắt tình hình, chính sách của Trung Quốc để báo cáo lãnh đạo tỉnh. Phối hợp đàm phán các phương thức giao nhận, mở cửa lại một số cặp cửa khẩu như cửa khẩu Cốc Nam là cửa khẩu chuyên xuất khẩu các mặt thủy sản.

Ngoài ra, tại hội nghị các đại biểu cũng lưu ý doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản theo hướng đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, kết hợp đa dạng hóa đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để tránh phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng, thị trường truyền thống. Đồng thời, tận dụng cơ hội từ các hiệp định FTA có hiệu lực, đặc biệt là mặt hàng thủy sản.