【leipzig vs union berlin】Luật Hải quan luôn gắn với chặng đường phát triển kinh tế đất nước

luat hai quan luon gan voi chang duong phat trien kinh te dat nuoc

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng,ậtHảiquanluôngắnvớichặngđườngpháttriểnkinhtếđấtnướleipzig vs union berlin Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Tổng cục Hải quan và đại diện Tổ Biên tập Luật Hải quan 2014 của Tổng cục Hải quan. Ảnh: Tư liệu.

Tâm sự của người đặt nền móng

Theo chân những người đi tìm tư liệu về Hải quan Việt Nam, chúng tôi đã được gặp và nghe lại những câu chuyện về xây dựng Luật Hải quan đầu tiên - Luật Hải quan 2001, đánh dấu bước ngoặt cho hoạt động hải quan chính quy và chuyên nghiệp hơn.

Ngày 30-8-1984 Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Thanh Nghị ký Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của Pháp lệnh Hải quan. Là một tổ chức cụ thể thì sự nghiệp đổi mới phải bắt đầu từ một cơ chế quản lý cụ thể và cơ thế quản lý đó phải được hình thành bằng những quy định của luật pháp. Do vậy, yêu cầu tất yếu phải có Luật Hải quan để đáp ứng, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là nền tảng để đảm bảo cho cả quá trình đổi mới và cải cách.

Kể lại thời kỳ đầu bắt tay vào xây dựng Luật Hải quan, ông Nguyễn Văn Quý- nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan cho biết: “Năm 1994, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười về làm việc với Tổng cục Hải quan. Lúc đó, Tổng Bí thư có đặt vấn đề Tổng cục Hải quan nên nghiên cứu một quy định để thống nhất tổ chức từ trên xuống dưới trong lực lượng Hải quan như Quân đội. Lúc đó, Tổng Bí thư xác định vị trí của Hải quan là “những chiến sĩ Biên phòng trên mặt trận kinh tế”, “người gác cửa nền kinh tế”. Đây chính là cơ sở, cũng là yêu cầu đặt ra để Tổng cục Hải quan bắt tay vào xây dựng Luật Hải quan”.

Luật Hải quan 2001 (Luật Hải quan đầu tiên) được bắt đầu xây dựng từ năm 1994 cho đến tháng 6- 2001 mới thông qua, tức là việc xây dựng Luật được tiến hành trong 8 năm. Đây là một giai đoạn khó khăn đối với những người làm Luật bởi nhiều nội dung Hải quan Việt Nam chưa có thực tế, Việt Nam cũng chưa theo các thông lệ quốc tế về Hải quan, bên cạnh đó hàng hóa XNK ít, phần lớn vẫn là hàng viện trợ. Vì vậy, “nguyên liệu” xây dựng Luật dường như là không có.

Hơn thế nữa, Luật Hải quan là luật chuyên ngành, cơ quan Hải quan hoạt động mang tính tổng hợp, liên quan đến rất nhiều ngành luật khác như Luật Ngoại thương, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Môi trường, Luật Hình sự, Luật Hành chính… Không chỉ có vậy, cơ quan Hải quan giai đoạn đó là một tổ chức có tính quốc tế nên ký rất nhiều hiệp định quốc tế (mà bây giờ gọi là các điều ước quốc tế). Do đó, yêu cầu đặt ra lúc bấy giờ cần phải nội luật hóa những quy định quốc tế đó trở thành điều luật của mình, nhưng để chuyển tải được hết những nội dung vào trong luật là việc không đơn giản.

Gặp lại những người từng tham gia trong Ban soạn thảo Luật Hải quan 2001, ông Phạm Thanh Bình, lúc đó giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan kể lại: “Khi xây dựng Luật Hải quan 2001, Ban soạn thảo cũng gặp khó khăn bởi Việt Nam nằm trong hệ thống XHCN nên chúng ta tiếp xúc về kinh nghiệm, kiến thức với hệ thống của Tổ chức Hải quan thế giới rất ít. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực tìm tòi, sưu tầm, nghiên cứu, học hỏi, những cán bộ công chức Hải quan lúc đó đã luật hóa những hoạt động từ thực tế, đúc rút những kinh nghiệm cũng như chuyển tải những điều ước quốc tế vào Luật. Ông Phạm Thanh Bình khẳng định: “Luật Hải quan 2001 đã đáp ứng được yêu cầu lúc bấy giờ”.

Ông Phạm Thanh Bình chia sẻ thêm, vấn đề lãnh thổ hải quan địa bàn hoạt động hải quan là một vấn đề thú vị diễn biến trong suốt quá trình làm Luật Hải quan 2001, đến khi sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan 2005 vẫn là vấn đề được trao đổi nhiều nhất. Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi Luật Hải quan 2005 khái niệm địa bàn hoạt động hải quan cũng chưa được thống nhất cụ thể. Quy định tuyến cửa khẩu, 2 bên cánh gà cửa khẩu… cơ quan Hải quan chỉ được hoạt động trong phạm vi của mình, ra ngoài địa bàn là phải có sự phối hợp với các lực lượng khác. Xây dựng Luật Hải quan để phù hợp với việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, hiện đại hóa.

Luật Hải quan 2001 được Quốc hội thông qua ngày 29-6-2001, có hiệu lực từ ngày 1-1-2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14-6-2005, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2006 (sau đây gọi chung là Luật Hải quan). Luật Hải quan đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan, cải cách hành chính, từng bước áp dụng phương thức quản lý hải quan hiện đại và làm tiền đề xây dựng Hải quan Việt Nam theo phương châm hành động: "Chuyên nghiệp- Minh bạch- Hiệu quả".

Luật 2014 - cơ sở pháp lý để hiện đại hóa

Năm 2010, trước xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, Việt Nam là thành viên của nhiều liên minh thuế quan và là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng thương mại quốc tế, tham dự ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới… Lãnh đạo Tổng cục Hải quan xác định, cần phải sửa đổi Luật Hải quan bởi Luật Hải quan hiện hành đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, cần được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với điều kiện, xu thế phát triển của đất nước.

Với mục tiêu đổi mới toàn bộ hoạt động hải quan để tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... đã đặt ra cho những nhà làm luật một áp lực vô cùng to lớn. Những buổi khảo sát thực tế, gặp gỡ trực tiếp những cán bộ Hải quan làm việc tại cửa khẩu đường bộ, sân bay, cảng biển, những khu công nghiệp… được tổ chức để đánh giá những tác động của Luật hiện hành với hoạt động thực tiễn hải quan.

Sau hơn 1 năm “vật lộn”, cuối cùng dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) cũng đã thành hình. Dự án Luật Hải quan sửa đổi gồm 106 Điều, được bố cục thành 8 Chương (trong đó giữ nguyên 27 Điều; sửa đổi 45 Điều, bổ sung 34 Điều mới)... Bên cạnh nội dung tạo cơ sở pháp lý cho hiện đại hóa, tạo thuận lợi tối đa cho môi trường kinh doanh, một trong những nội dung được coi là đổi mới và dành được nhiều sự quan tâm đó là quy định về mở rộng địa bàn hải quan và tăng thẩm quyền chống buôn lậu cho cơ quan Hải quan. Từ những bất cập trong hoạt động thực tiễn tại hải quan các địa phương và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại của ngành Hải quan, dự thảo Luật Hải quan đã bổ sung quy định này vào cùng với những quy định hiện hành để phần nào nâng cao quyền hạn và trách nhiệm chống buôn lậu của lực lượng Hải quan…

Và rồi, sau gần 3 năm tập trung trí tuệ tập thể, dự án Luật Hải quan (sửa đổi) đã được trình tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa XIII với đa số ý kiến đại biểu tán thành. Ngày 23-6-2014 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Hải quan, với số phiếu tán thành cao (91,16%/92,37% đại biểu tham dự) Luật Hải quan đã được Quốc hội Khóa 13 thông qua. Đây là Luật đầu tiên được Quốc hội thông qua sau khi có Hiến pháp 2012.