Học cách lắng nghe, thấu hiểu để có gia đình hạnh phúc Trên cán soi kèo giải úc" />

【soi kèo giải úc】Vun đắp hạnh phúc

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Học cách lắng nghe, thấu hiểu để có gia đình hạnh phúc 

Trên cánh đồng rộng ở thôn Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, vợ chồng chị  Trần Thị Phương Dung thả diều cùng cậu con trai. Thế giới hạnh phúc của vợ chồng chị được gom lại trong nụ cười và giọng nói chưa tròn vành của cậu con trai. Hai vợ chồng chị đều làm cùng một công ty, thời gian này công ty giảm đơn hàng nên một tuần chỉ làm 5 ngày. Đây là thời điểm vợ chồng chị dành nhiều thời gian cho con.

Nhận được tình yêu thương trọn vẹn của cha mẹ cậu con trai 4 tuổi mắc chứng tự kỷ của anh chị dần hòa đồng với cuộc sống. Từ chỗ không chịu giao tiếp với người lạ, chậm phát triển ngôn ngữ cũng như thể hiện cảm xúc, nay con đã gọi rõ tên ba mẹ, biết vui chơi cùng bạn bè. “Thấy con phát triển không như những đứa trẻ khác, tôi có linh tính không lành và khi nghe bác sĩ kết luận con tôi bị tự kỷ, tim tôi như thắt lại”, chị Dung chia sẻ.

Yêu vợ, thương con, anh Hải, chồng chị Dung, giấu nỗi đau vào trong, mạnh mẽ làm chỗ dựa cho gia đình, cùng nhau bồi đắp cho con. Vợ chồng anh kiên trì điều trị cho con theo sự hướng dẫn bác sĩ.

Vợ chồng chị Dung đổi ca làm để lúc nào cũng có bố hoặc mẹ bên cạnh con. Ngày nghỉ, anh chị dành trọn thời gian vui chơi cùng con, dẫn dắt con bắt chuyện, nô đùa cùng bạn bè. “Từ ngày có con, chồng tôi hạn chế tối đa những cuộc vui chơi với bạn bè, không nề hà mọi việc nhà, luôn đỡ đần tôi chăm sóc con”, chị Dung tâm sự.

Cuối tuần gia đình chị Trần Thị Ngọc Phương, phường Phước Vĩnh, TP. Huế thư giãn tại phòng sinh hoạt chung, vợ chồng chị Phương cùng con trai đầu ngồi nghe cô con gái út đánh đàn. Chị Phương trải lòng, hạnh phúc gia đình không tự nhiên mà đến nếu các thành viên trong gia đình không biết lắng nghe và thẩu hiểu.

Chị kể, vợ chồng chị từng trải qua giai đoạn chán hôn nhân. Công tác trong ngành xây dựng, chồng chị thường tiếp khách, nhậu khuya, có khi đi công tác dài ngày. Chị vừa đảm đương việc cơ quan, chăm sóc, đưa đón con  đi học, dọn dẹp nhà cửa… nên luôn trong trạng thái quá tải, căng thẳng. Thời gian ít ỏi vợ chồng bên nhau, chị thường cằn nhằn nên tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh nhạt. Những hôm về quá khuya chồng chị ngủ luôn phòng khách.

Bức xúc dồn nén, chị Phương “chiến tranh lạnh”, sau đó đòi ly hôn. Thương các con sống trong bầu không khí ngọt ngạt, vợ chồng chị đã sắp xếp thời gian ngồi lại với nhau nói chuyện. Thay vì cằn nhằn trách móc, chị Phương trút hết bao ấm ức, mệt mỏi chị gồng gánh hàng ngày, chồng chị vỡ lẽ những điều anh cho là bình thường như ăn cơm nhà, buổi tối quây quần bên nhau thì đối với chị là rất quan trọng nhưng anh lại lãng quên.

Nhận thấy mình chưa tròn trách nhiệm, chồng chị Phương hứa sẽ sắp xếp lại giờ giấc, quan tâm gia đình nhiều hơn. Đồng thời, anh cũng chia sẻ những khó khăn do đặc thù công việc và cũng vì muốn vun vén gia đình, mong chị bớt cằn nhằn, trách móc.

Chị Phương tâm sự: “Lắng nghe tâm tư của nhau, vợ chồng tôi đã thấu hiểu, giải tỏa bao ấm ức trong lòng. Tôi hết giận, thông cảm vì áp lực công việc của chồng, ngược lại chồng tôi đã hạn chế đi sớm về khuya, mỗi tuần tranh thủ vui chơi trò chuyện cùng con. Hai vợ chồng thống nhất thuê giúp việc để đỡ đần việc nhà. Từ hôm đó, vợ chồng tôi thỏa thuận với mọi thành viên trong gia đình phải biết lắng nghe mọi tâm tư của nhau để thấu hiểu và chia sẻ cho nhau trong mọi hoàn cảnh. Cũng nhờ lắng nghe con tâm sự, tôi hiểu con không muốn học ngành ba mẹ định hướng nên vợ chồng tôi vui vẻ cho con chọn lựa ngành học yêu thích”, chị Phương bộc bạch.

“Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” cũng là bí quyết giúp gia đình anh Nguyễn Văn Ngọc, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH khách sạn Kinh Thành Huế, giữ gìn hạnh phúc. Anh Ngọc tâm sự, trong cuộc sống, vợ chồng cần nói cho nhau nghe những điều mình suy nghĩ và mong ước, lựa lời mà nói và chọn cách nói làm sao để người kia chấp nhận dễ dàng. Qua những góp ý, chúng tôi tự làm mới mình, hoàn thiện bản thân hơn, làm gương cho con cái.

Trong buổi tọa đàm “Lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ để xây dựng gia đình hạnh phúc” do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức, PGS.TS. Đinh Thị Hồng Vân, Phó Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế khẳng định, yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu là sợi dây liên kết bền chặt cho hạnh phúc gia đình. Hãy dùng sự chân thành để lắng nghe, các thành viên trong gia đình cần phải đặt mình vào vị trí, tình cảnh của nhau để tạo sự đồng cảm. Hay nói cách khác, không chỉ nghe những điều người khác nói thành lời, mà nghe bằng cả tấm lòng, cảm xúc nội tâm bên trong. 

“Với cách lắng nghe này, các thành viên trong gia đình dễ dàng bày tỏ những vấn đề đang gặp phải, mở lòng giải bày những tâm tư trong lòng. Từ đó, cùng nhau cảm thông, thấu hiểu, giúp nhau chữa lành vết thương lòng, bồi đắp tình yêu thương, hạnh phúc gia đình”, PGS.TS. Đinh Thị Hồng Vân nói.