您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【bảng xep hạng c1】IAEA ưu tiên giúp Việt Nam phát triển điện hạt nhân

Empire7772025-01-11 21:54:51【Thể thao】7人已围观

简介Sáng nay 23-8, tại Hội thảo “Phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân” do Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ bảng xep hạng c1

Sáng nay 23-8,ưutingipViệtNamphttriểnđiệnhạbảng xep hạng c1 tại Hội thảo “Phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân” do Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN) và phối hợp IAEA tổ chức tại Hà Nội, đại diện Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khẳng định sẽ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ Việt Nam phát triển điện hạt nhân.

Theo định nghĩa của IAEA, cơ sở hạ tầng điện hạt nhân bao gồm tất cả những hoạt động và các chuẩn bị cần thiết để thiết lập và thực thi một chương trình điện hạt nhân, gồm 19 vấn đề: Vị trí quốc gia; An toàn hạt nhân; Quản lý; Vốn và tài chính; Hệ thống pháp lý; Thanh sát; Khuôn khổ pháp quy; An toàn bức xạ; Lưới điện; Phát triển nguồn nhân lực; Sự tham gia của các bên liên quan; Địa điểm và các cơ sở phụ trợ; Bảo vệ môi trường; Ứng phó sự cố; An ninh và bảo vệ thực thể; Chu trình nhiên liệu; Chất thải phóng xạ; Sự tham gia của các ngành công nghiệp; Mua sắm.

Quá trình phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân được IAEA chia thành ba giai đoạn (tiền dự án; nghiên cứu, khảo sát chuẩn bị xây dựng nhà máy; thực thi xây dựng nhà máy) với tổng thời gian từ 10-15 năm, tính từ lúc Chính phủ bắt đầu lựa chọn năng lượng hạt nhân đến khi đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành thương mại.

Theo lộ trình dự kiến, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi động xây dựng vào năm 2014 và vận hành thương mại vào năm 2020. Theo tiêu chí của IAEA thì hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn 2 của quá trình phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân.

Là Phó trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân đánh giá: “Hội thảo này là dịp để các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học của Việt Nam tìm hiểu, trao đổi với các quan chức, chuyên gia của IAEA, của LB Nga và Nhật Bản về các vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết bảo đảm thực hiện thành công Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia trong tương lai”.

Khẳng định IAEA sẽ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ Việt Nam, ông Alexander Bychkov, Phó Tổng Giám đốc-Vụ trưởng Năng lượng hạt nhân của IAEA nhấn mạnh: “Để làm cho xã hội tin tưởng điện hạt nhân là an toàn, an ninh và kinh tế thì chính phủ, ngành công nghiệp và các tổ chức khác phải phối hợp với nhau trong công việc và quy hoạch. Các nhân tố then chốt cho sự thành công của chương trình điện hạt nhân bao gồm sự tham gia các bên liên quan trong cơ sở hạ tầng, ban hành luật pháp quốc gia trong đó định rõ vai trò, trách nhiệm và mở rộng thẩm quyền cho chủ sở hữu – tổ chức vận hành tương lai cũng như cho các cơ quan pháp quy”.

Phó Chủ tịch Công ty RUSATOM Overseas (thuộc Tập đoàn Nhà nước ROSATOM là Cơ quan thực thi chương trình điện hạt nhân của Nga) Y.A. Sokolov cho rằng: “Các quốc gia khác nhau cần có các cách tiếp cận khác nhau để phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân”. Bởi theo ông Sokolov, có những trường hợp còn hiểu biết chưa đầy đủ về các vấn đề của cơ sở hạ tầng hạt nhân. Còn thiếu sự phối hợp nội tại ở cả nước cung cấp và nước nhận hỗ trợ về các hỗ trợ đã được cung cấp, nhu cầu, yêu cầu, các ưu tiên. Việc các quốc gia cung cấp thiếu thông tin về cơ sở hạ tầng hạt nhân ở nước nhận công nghệ gây khó khăn cho công tác xác định các ưu tiên và đưa ra cách giải quyết tốt nhất”.

Để hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, IAEA đã hỗ trợ dự án VIE/4/015 do Cục Năng lượng nguyên tử chủ trì. Dự án gồm 2 giai đoạn, 2009-2011 và 2012-2013. Giai đoạn 1 Dự án đã được IAEA tài trợ vốn ODA khoảng 580 nghìn USD và vốn bổ sung từ Quỹ Sáng kiến sử dụng hòa bình của Mỹ (PUI) trong năm 2011 khoảng 560 nghìn USD.

Nguồn: NDOL

很赞哦!(872)