TheảiquanThanhHóaKỳvọngcaoởcôngtáchậukiểsoi kèo cúp c3o ông Trịnh Tuấn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ, chỉ trong quý I-2014, Chi cục KTSTQ đã tiến hành 13 cuộc kiểm tra. Trong số này, Chi cục đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với 11 DN và trụ sở 2 DN. Chi cục đã ban hành quyết định ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp vào ngân sách Nhà nước gần 2,9 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch được giao. Đại diện Chi cục KTSTQ nhấn mạnh, số DN vi phạm chủ yếu kinh doanh ở các loại hình như sản xuất XK, gia công và NK hàng hóa tạo tài sản cố định, vi phạm chính sách về điều kiện miễn thuế, vi phạm định mức. Bên cạnh đó, tính đến nay Chi cục cũng thu hồi hơn 15 tỷ đồng thuế nợ đọng.
Ông Trịnh Tuấn Mạnh cho biết, để có được kết quả này, việc làm đầu tiên mà Chi cục lựa chọn là tuyên truyền, giáo dục cho DN hiểu về nghiệp vụ KTSTQ. Với phương châm tạo thuận lợi thông thoáng trong quá trình thông quan hàng hóa nhằm hỗ trợ cho DN quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu thời gian, chi phí nên việc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” là tất yếu. Từ việc giúp nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp luật của DN, Chi cục cũng chỉ ra cho DN thấy được công tác KTSTQ là một công việc thường xuyên của cơ quan Hải quan và cũng là để giúp DN hoàn thiện kiến thức về XNK.
Tuy nhiên, cũng theo ông Mạnh, trước đây khi đặt vấn đề KTSTQ nhiều DN tỏ vẻ không hợp tác và cho rằng bị cản trở trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những khó khăn của cơ quan Hải quan trong công tác KTSTQ. Đứng trước khó khăn trên, trước khi “bắt tay” vào các cuộc kiểm tra, lãnh đạo Chi cục thường xuyên quán triệt tới từng cán bộ, công chức cần tiếp thu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của DN. Hơn nữa, bản thân mỗi cán bộ, công chức đóng vai trò là những tuyên truyền viên hỗ trợ pháp lý cho DN và luôn luôn đặt quyền lợi của DN lên hàng đầu. Cụ thể, trong quá trình làm việc trực tiếp với DN, cán bộ Hải quan phải chỉ ra những lỗi sai của DN bằng việc dựa trên căn cứ, cơ sở pháp lý cụ thể, từ đó tránh được những tranh luận không đáng có từ phía DN. Hơn nữa, kết thúc mỗi cuộc kiểm tra giúp DN thấy được những hạn chế về pháp luật hải quan, cũng như giúp DN kiện toàn hoạt động XNK.
Với cách tiếp cận này, tại Chi cục KTSTQ đã có nhiều DN sẵn sàng hợp tác với cơ quan Hải quan trong công tác “hậu kiểm” và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời, qua công tác KTSTQ đã giúp DN chấp hành tốt pháp luật về thuế, hải quan, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện, đó cũng là sự kỳ vọng mà lãnh đạo Cục mong muốn ở công tác “hậu kiểm” trong những năm tới.
Để công tác KTSTQ đạt hiệu quả cao, theo ông Mạnh, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin từ các cơ sở dữ liệu nhằm phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan của DN thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thanh Hoá.