Giảm thuế TTĐB với xe ô tô nhỏ
Theạtchậmnộpthuếnênđểmứchayngàxem bóng đá ngoại hạng anh hôm nayo báo cáo do Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày, dự thảo đã tiếp thu, chỉnh sửa nhiều ý kiến đóng góp. Cụ thể như, bổ sung quy định miễn thuế GTGT cho dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; bỏ quy định về điều chỉnh lại số thuế GTGT đã hoàn cho các trường hợp trong quá trình đầu tư, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục tiêu thành đầu tư trường học, bệnh viện, vệ sinh, môi trường, vì sẽ dẫn đến lợi dụng chuyển đổi mục đích đầu tư để được được giữ lại số thuế đã được NSNN hoàn; bỏ quy định doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng ở cùng tỉnh, thành phố...
Đối với Luật Thuế TTĐB, dự thảo bổ sung nội dung quy định về khấu trừ số thuế tại khâu nhập khẩu theo ý kiến đóng góp của các đại biểu; bổ sung đề nghị không chia nhỏ dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 như Dự thảo luật. Đồng thời, điều chỉnh giảm thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 mỗi năm giảm xuống 5% so với thuế suất hiện hành và bỏ lộ trình giảm trong năm 2019, điều chỉnh lại lộ trình tăng thuế suất đối với loại xe có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 3.000 cm3.
Cho ý kiến tại phiên họp Quốc hội, các đại biểu cơ bản tán thành với các nội dung tại báo cáo giải trình và cũng đã bổ sung một số ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo.
Tán thành với nội dung bổ sung tại khoản 1, điều 5 Luật Thuế GTGT, theo đó sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, đánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ sơ chế thông thường khi bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng quy định này sẽ khắc phục được tình trạng lợi dụng để gian lận chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, đồng thời giảm bớt được chi phí, nhân lực trong quản lý thuế đối với nông sản trong khâu thương mại nội địa (vì không tính thu nộp thuế GTGT tại khâu kinh doanh nội địa nên không phải hoàn thuế khi xuất khẩu).
Cũng nhất trí với quy định không hoàn thuế cho các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết, cơ sở kinh doanh sẽ được chuyển sang khấu trừ vào các kỳ tiếp theo, tuy nhiên, ĐB Đỗ Văn Vẻ cho rằng trong thực tế sẽ có những trường hợp trong các kỳ thuế tiếp theo vẫn không thể khấu trừ được hết số thuế đầu vào và lựa chọn cách tính vào chi phí. Vì vậy, đề nghị bổ sung quy định: “Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế đầu vào không chuyển sang kỳ tiếp theo để khấu trừ thì được lựa chọn tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Chậm nộp thuế: Cân nhắc mức phạt phù hợp
Đối với Luật Quản lý thuế, một nội dung sửa đổi còn những ý kiến khác nhau là mức tiền phạt chậm nộp thuế. Một số ý kiến cho rằng việc giảm mức phạt chậm nộp từ 0,05% xuống 0,03% ngày là thấp, đề nghị tính bằng lãi vay quá hạn của ngân hàng để tránh doanh nghiệp chây ì. Cũng có ý kiến đề nghị giảm mức phạt xuống 0,04 hoặc 0,02%/ngày. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị điều chỉnh quy định mức phạt chậm nộp là 0,04%/ngày thay vì mức 0,03%/ngày như Dự thảo luật đã trình Quốc hội.
Tuy nhiên, phát biểu tại hội trường, ĐB Đỗ Văn Vẻ cho rằng nên giữ nguyên mức 0,03%/ngày như dự thảo trước đây. Bởi vì, khác với lãi tiền vay trả ngân hàng, tiền chậm nộp thuế không được tính vào chi phí mà doanh nghiệp phải lấy từ lợi nhuận sau thuế. Với tỷ lệ 0,04%/ngày, bằng 14,6%/năm, nếu quy về chi phí lãi vay trước thuế thì tương đương mức 18,25%/năm, đây là mức rất cao đối với doanh nghiệp.
Đồng tình với ý kiến này, ĐB Trần Du Lịch cho rằng nếu doanh nghiệp có tiền mà chây ì không đóng thuế, cơ quan thuế có thể thu hồi bằng nhiều biện pháp, như trích từ ngân hàng… Với trường hợp DN không đóng thuế vì chưa có tiền, phải đi vay, thì mức phạt 0,03%/ngày là mức hợp lý, phù hợp với khả năng của DN, không nên tăng lên mức cao hơn.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan thẩm tra tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 11 này. Dự kiến, dự thảo Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Theo nội dung điều chỉnh về thuế TTĐB tại dự thảo Luật, thuế TTĐB với ô tô được điều chỉnh như sau: - Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống: Từ ngày 01/7/2016 đến hết ngày 31/12/2017 áp dụng thuế suất 40% (giảm 5% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 35% (giảm 10% so với hiện hành); - Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3: Từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 40% (giảm 5% so với hiện hành); - Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 55% (tăng 5% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 60% (tăng 10% so với hiện hành). |
H.Y