Tháng 5/2015 là thời kỳ chuyển mùa ở cả các tính Bắc Bộ và Tây Nguyên,êngiacảnhbáothờiđiểmxuấthiệndôngsétkhivàomùket qua bong da hom nay truc tuyen Nam Bộ. Liên tục các ngày gần đây, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông mạnh, lốc xoáy, mưa đá, gió giật mạnh xảy ra vào thời điểm chiều, tối. Chất lượng Việt Nam Online đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hòa - Phó Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn vừa Hạn dài, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương về những dấu hiệu cho thấy sắp có hiện tượng dông, tố, lốc để người dân phòng tránh cũng như diễn biến đợt nắng nóng mới trở lại các tỉnh miền Bắc ngày hôm nay (1/6).
- Thưa ông, trong những ngày gần đây, rất hay xuất hiện các cơn dông mạnh kèm theo mưa vào cuối ngày, nhiều khi nó đến nhanh đến nỗi người đi đường không tránh kịp. Ông có thể cho biết dông là gì? Dông thường xuất hiện khi nào và khu vực nào thường xuất hiện mây dông?
Ông Nguyễn Đức Hòa: Dông là hiện tượng khí quyển phức tạp, bao gồm sự phóng điện trong đám mây hay giữa các đám mây với nhau và giữa các đám mây với mặt đất, tạo ra hiện tượng chớp và sấm, thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn, đôi khi có mưa đá. Trường hợp sự phóng điện xảy ra giữa đám mây và mặt đất người ta gọi là sét.
Ở những vùng có dông, các yếu tố khí tượng thường thay đổi đột ngột như sự giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, đột biến của khí áp, hướng và tốc độ gió. Dông được hình thành khi có đối lưu mạnh, sự phát triển đối lưu ở trong mây có ý nghĩa rất lớn đối với sự tạo ra dông.
Địa hình cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh và phát triển mây dông. Vùng đồi núi, vùng tiếp giáp với đồi núi ở hướng đón gió là nơi dông thường xuất hiện nhiều. Dông cũng xảy ra nhiều hơn vào ban ngày, nhất là xế trưa hoặc chiều tối.
Dông thường đem lại hệ quả rõ rệt nhất là mưa rào với cường độ lớn, đóng góp quan trọng vào lượng mưa tổng cộng. Điểm đặc biệt là do sự phóng điện trong khí quyển, các chất khí có trong thành phần không khí kết hợp thành muối Nitrát hay Amôniắc theo mưa rơi xuống làm tăng độ phì của đất.
Một hệ quả khác của dông là thường gây ra sét. Sét có thể làm chết người, cháy nhà, hoặc làm gián đoạn và hao hụt sự truyền điện năng trên các đường dây dẫn.
Thời điểm trong ngày và khu vực thường xảy ra các dông.
Nước ta là một trong những nơi có nhiều dông và xảy ra nhiều nhất ở vùng ven biển. Trên lục địa, dông thường xảy ra vào mùa nóng, nhất là vào buổi chiều và tối khi đối lưu ở trong đất liền phát triển mạnh hơn ở trên biển. Ở vùng biển gần ven bờ, dông thường xảy ra vào ban đêm nhiều hơn, bởi vì vào ban đêm sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước và
không khí đạt đến cực đại tạo điều kiện thuận lợi cho đối lưu phát triển.
Ở nước ta, mùa dông thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng cũng tùy theo địa hình, mùa dông ở mỗi địa phương một khác.
Như vậy, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 11, nhất là vào thời gian chiều tối và đêm những dịp nắng nóng, người dân đi ra đường nên mang theo áo mưa, đề phòng dông kèm theo mưa.
Lốc là gì? Nguyên nhân gây ra lốc? ở nước ta lốc thường xảy ra vào khoảng thời gian nào trong năm?
Lốc là một hiện tượng gió xoáy cực mạnh, xảy ra trong một phạm vi nhỏ, hàng chục tới hàng trăm mét và tồn tại trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân sinh ra gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày nóng nực mùa hè, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra một vùng khí áp giảm và tạo nên dòng thăng, không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo thành hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Đặc điểm của gió lốc là tốc độ gió tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt. Lốc cũng thường xuất hiện trong những đám mây dông, khi đối lưu phát triển mạnh, sự chênh lệch nhiệt độ theo chiều thẳng đứng lớn, làm cho áp suất thay đổi đột ngột, tạo nên những cột gió xoáy lớn, có khả năng bốc đi một lúc mấy toa tàu hoả, những ngôi nhà hoặc những tàu thuyền cỡ vài chục tấn, kèm theo lốc thường có dông và mưa đá.
Ở nước ta, hiện tượng gió lốc thường xảy ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ, trong mùa đông hầu như không có hiện tượng này. Lốc xoáy thường xảy ra vào mùa hè, nhất là ở những vùng sát biển. Ở Nam Bộ, hiện tượng gió lốc trong mùa hè không nhiều như ở Bắc bộ và Trung Bộ. Lốc cũng như vòi rồng xảy ra rất đột ngột và hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn, không thể dự báo được. Trong những ngày nắng nóng, khi có mây dông xuất hiện, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ và có biện pháp để đề phòng thiệt hại do lốc gây ra.
-Thưa ông, đợt nắng nóng mới quay trở lại khu vực Bắc bộ trong ngày hôm nay dự báo sẽ kéo dài trong bao nhiêu ngày nữa, nhiệt độ cao nhất trong cả đợt dự báo sẽ bao nhiêu độ, rơi vào khu vực các tỉnh nào?
Ông Nguyễn Đức Hòa:
- Khu vực Bắc Bộ
Trong các ngày từ 01/6 đến ngày 04/6, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía tây nắng nóng sẽ gia tăng trở lại với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38o, một số nơi trên 38o. Từ ngày 05/6 đến ngày 07/6 áp thấp phía tây bị nén yếu, cường độ nắng giảm, nắng nóng chỉ xảy ra cục bộ, nhiệt độ khoảng 33 – 35o. Từ ngày 08/6 đến ngày 11/6 nhiệt độ tăng nhẹ, trời nắng nóng với mức nhiệt khoảng 35-36oở vùng đồng bằng. Mưa rào và dông về chiều tối và đêm có khả năng xảy ra kèm theo tố, lốc và gió giật mạnh, tập trung nhiều hơn ở khu vực vùng núi trong thời kỳ từ ngày 05/6 đến ngày 10/6.
- Khu vực Trung Bộ
Trong 10 ngày tới nắng nóng tiếp tục duy trì trên diện rộng ở khu vực Bắc và Trung Trung bộ, nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 -39oC, có nơi trên 40oC, tương đương cấp độ rủi ro cấp 2-3.Khu vực Nam Trung Bộ chủ yếu chịu sự chi phối của trường gió tây nam đến nam có cường độ trung bình. Thời tiết phổ biến ít mưa, ngày nắng nóng.
Xin cảm ơn ông!
Trần Hoài thực hiện!