【udinese – roma】Kiểm tra chuyên ngành đang là lực cản đối với doanh nghiệp

kiem tra chuyen nganh dang la luc can doi voi doanh nghiep

DN nêu vướng mắc tại hội thảo. Ảnh: T.H

Hàng kiểm tra chuyên ngành tăng

Ngày 12-3-2015,ểmtrachuyênngànhđanglàlựccảnđốivớidoanhnghiệudinese – roma Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó đề ra mục tiêu “Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm”.

Theo các chuyên gia của dự án USAID GIG, khảo sát các chuyển động sau Nghị quyết cho thấy, tuy mức độ quyết liệt có khác nhau, nhưng mặt tích cực là tất cả các bộ, ngành đều đã triển khai thực hiện Nghị quyết này. Tuy nhiên, kết quả ghi nhận được là khá hạn chế.

Theo báo cáo của Chi cục Hải quan cảng Hải Phòng khu vực I, tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành so với tổng số tờ khai nhập khẩu năm 2014 là 42,2%, 6 tháng đầu năm 2015 là 44,56% (tăng 2,36% so với 2014). Trong số các lô hàng phải thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành, riêng các lô hàng phải kiểm dịch năm 2014 chiếm 73,25% và 6 tháng đầu năm 2015 chiếm 69,6%.

Thời gian cấp phép, kiểm tra dài, 70,6% doanh nghiệp được khảo sát cho biết thời gian cấp giấy phép, chứng nhận hợp quy là 7 – 15 ngày; 44,4 % doanh nghiệp được khảo sát cho biết thời gian kiểm tra chuyên ngành từ 7 – 15 ngày; thời gian kiểm tra chất lượng mặt hàng thép, dây thép theo hiện quy định tại Thông tư 44/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31-12-2013 kéo dài 2 - 4 tuần; thời gian hoàn thành thủ tục quản lý chuyên ngành đối với mặt hàng thiết bị điện tử viễn thông nhập khẩu khoảng 15 ngày...

Theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án USAID GIG, thời gian cấp phép, kiểm tra dài, 70,6% doanh nghiệp được khảo sát cho biết thời gian cấp giấy phép, chứng nhận hợp quy là 7 – 15 ngày; 44,4% doanh nghiệp được khảo sát cho biết thời gian kiểm tra chuyên ngành từ 7 – 15 ngày; thời gian kiểm tra chất lượng mặt hàng thép, dây thép theo hiện quy định tại thông tư 44/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31-12-2013 kéo dài 2 - 4 tuần; thời gian hoàn thành thủ tục quản lý chuyên ngành đối với mặt hàng thiết bị điện tử viễn thông nhập khẩu khoảng 15 ngày...

Đối với đường hàng không, theo Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: Tỷ lệ các lô hàng phải thực hiện thủ tục quản lý chuyên ngành là 30 – 35% tổng số lô hàng xuất nhập khẩu. Số lượng lô hàng phải thực hiện thủ tục quản lý chuyên ngành 6 tháng đầu năm 2015 tăng mạnh, bằng 78% đối với hàng xuất khẩu, 80% đối với hàng nhập khẩu so với cả năm 2014.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng I (Hải Phòng và 4 địa phương lân cận) số lượng hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật tại Chi cục năm 2014 là 34.563 hồ sơ, 7 tháng đầu năm 2015 là 21.959 hồ sơ, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2014.

Về thời gian, Trung tâm tiêu chuẩn, đo lường chất lượng hàng hoá 3 (Quatest 3) cho biết, tại thời điểm này, thời gian hoàn thành kiểm tra chất lượng cho một lô hàng nhập khẩu là khoảng 13 ngày kể từ ngày đăng ký kiểm tra.

Các số liệu trên cho thấy, về cơ bản, tình hình quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chưa được cải thiện hơn 1 năm qua, riêng lĩnh vực kiểm dịch thực vật có sự gia tăng đột biến.

Nhiều bất cập

Là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, phát biểu tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành Hải quan đã thực hiện điện tử hóa nhiều khâu nghiệp vụ, tuy nhiên, do phải thực hiện các văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành nên tỷ lệ hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế còn cao. Một số DN còn ví von "hiện nay là thời của cơ quan quản lý chuyên ngành".

Hiện trạng quản lý chuyên ngành như trên do còn nhiều vướng mắc, bất cập trong các quy định và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật. Có quá nhiều văn bản quy định, văn bản rất hay thay đổi, doanh nghiệp chưa kịp nắm vững thì đã được thay thế bằng văn bản khác;

Quy định tản mạn, không rõ ràng, dẫn đến cách hiểu, cách giải thích, cách áp dụng khác nhau; Quy định chồng chéo, không thống nhất gây lúng túng cho người thực hiện; Một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định khác nhau, thuộc thẩm quyền của nhiều đơn vị trong 1 bộ, nhiều bộ khác nhau.

Nhiều mặt hàng chịu sự quản lý, cấp giấy phép,kiểm tra, cấp chứng thư của 2 – 3 cơ quan thuộc cùng một bộ hoặc 2 – 3 bộ cùng quản lý (kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm…) như: chè, cà phê, dầu cá, nguyên liệu sữa, phomat, bột ngô, đậu nành, cỏ nuôi bò, tơ tằm, dấm…

Có những ngành sản xuất mà hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành, trong đó 2/3 các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành của từ 2 cơ quan trở lên (ví dụ ngành sữa). Đây là một gánh nặng thủ tục hành chính rất lớn đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành quá rộng, chưa rõ ràng, dẫn đến cách hiểu khác nhau. Nguyên nhân là do các Bộ liên quan chưa tính toán, sàng lọc kỹ khi ban hành danh mục hàng hoá phải kiểm tra; chưa công bố hoặc công bố chưa đầy đủ mã HS của hàng hoá, hoặc công bố ở cấp độ 4 chữ số, bao gồm cả mã “loại khác”; chưa loại trừ hoặc loại trừ chưa hết các trường hợp không hoặc chưa nhất thiết phải kiểm tra tại giai đoạn làm thủ tục thông quan.

Thủ tục (xin giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký kiểm tra, trả kết quả…) chủ yếu là làm thủ công: nộp hồ sơ giấy, nộp trực tiếp cho cơ quan/ tổ chức cấp phép/ kiểm tra, nhận lại kết quả giấy, nhận trực tiếp từ cơ quan/tổ chức cấp.

Những bất cập nêu trên đang là lực cản không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện thông quan hàng hóa XNK.