【bảng xếp hạng bóng đá câu lạc bộ ý】Chứng khoán tuần 3 – 7/10: Gợi ý gì khi dòng tiền phân hóa?
Thị trường chứng khoán tuần qua có thêm một tuần mất điểm thứ 6 liên tiếp. Chỉ số VN-Index mất 96,ứngkhoántuần–Gợiýgìkhidòngtiềnphânhóbảng xếp hạng bóng đá câu lạc bộ ý2 điểm tương đương -8,5% và đóng cửa tại mốc 1.035,91 điểm. Tâm lý thị trường khá yếu và bị tác động mạnh bởi các đồn đoán về sức khỏe tài chính của Ngân hàng Credit Suisse, bên cạnh đó sức ép lên thị trường còn đến từ các động thái của cơ quan điều tra liên quan đến vụ việc tại “Vạn Thịnh Phát”.
Thanh khoản chung thu hẹp và dòng tiền có sự phân hóa gợi ý về khả năng lực bán trên thị trường chỉ mang yếu tố tâm lý đến từ một bộ phận nhà đầu tư. |
Như tuần liền trước, áp lực bán giá thấp vẫn diễn ra trên diện rộng nhưng với mức độ mạnh hơn. Nhiều nhóm ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn đẩy mạnh đà giảm như tài chính (-12,7%), hàng tiêu dùng thiết yếu (-10,3%), hàng tiêu dùng không thiết yếu (-11,8%), nguyên vật liệu (-15,8%), tiện ích (-10,3%).
Trong khi đó, được sự nâng đỡ bởi sự đi lên trở lại của giá dầu, nhóm năng lượng chỉ giảm 3,9% thu hẹp đáng kể so với mức giảm 9,8% ở tuần trước. Riêng nhóm bất động sản nhờ vận động ngược dòng của VIC (+9,5%) và VHM (+6,1%) nên tính chung nhóm này chỉ mất 2,5% điểm số, giảm thấp nhất thị trường chung.
Trước diễn biến trên, nhóm các mã vốn hóa trụ cột giảm khá sâu và tác động tiêu cực nhất lên thị trường là các mã VCB (-8,9%), MSN (-17,7%), BID (-13,9%), HPG (-17%), TCB (-16,2%), GVR (-20,6%), CTG (-14%), GAS (-7,3%), MWG (-15,6%), MBB (-15,35), ACB (-16%), VPB (-14,7%). Đây là các mã chủ yếu thuộc nhóm ngân hàng, tiêu dùng, nguyên vật liệu, và tiện ích.
Trung bình trong tuần qua, giá trị giao dịch bình quân trên HOSE đạt 10,4 nghìn tỷ đồng, giảm 9,9% so với mức 11,5 nghìn tỷ đồng ở tuần liền trước. Dòng tiền có sự phân hóa khi gia tăng ở nhóm VN30 giúp giá trị giao dịch bình quân ở nhóm này tăng lên 4,1 nghìn tỷ đồng từ mức 3,5 nghìn tỷ đồng. Ngược lại, dòng tiền suy giảm ở nhóm vốn hóa trung bình thấp nên giá trị giao dịch trên VNMidcap và VNSmallcap giảm lần lượt -19% và -25,6% chỉ đạt tương ứng 4,4 nghìn tỷ đồng và 1,4 nghìn tỷ đồng.
P/E ước tính năm 2022 của VN-Index đang ở mức 9,7 lần - Mức định giá của thị trường đang cho thấy có thể cân nhắc với các nhà đầu tư có tầm nhìn đầu tư dài hạn. |
Theo ngành, dòng tiền cũng cho thấy sự dịch chuyển khi thu hẹp trên diện rộng và suy giảm mạnh chủ yếu ở các nhóm ngành vốn hóa thấp như đá xây dựng (-63,5%), săm lốp (-43,8%), xi măng (-43%), xây dựng (-51%), bảo hiểm (-40%). Trong khi đó, lực cầu giá thấp được kích hoạt song song với lực bán giúp thanh khoản gia tăng ở các nhóm ngân hàng (+40,3%), thép - tôn mạ (+31,56%), hàng không (+13,5%), mía đường (+10,47%), cảng & vận tải biển (+6,12%); đáng chú ý dòng tiền gia tăng 2 tuần liên tiếp ở nhóm ngân hàng và 3 tuần liên tiếp ở nhóm cảng & vận tải biển.
Xét từng cổ phiếu riêng lẻ, giá trị giao dịch ở HPG, EIB, STB, TCB, MBB dẫn đầu toàn thị trường trong tuần qua.
Khối nhà đầu tư cá nhân quay trở lại là nhóm mua ròng duy nhất (+2,3 nghìn tỷ đồng) trong tuần này sau khi bán ròng (-1 nghìn tỷ đồng) trong tuần liền trước trước. HPG (+937 tỷ đồng), STB (+400 tỷ đồng), VPB (+304 tỷ đồng), DXG (+227 tỷ đồng) và GEX (+171 tỷ đồng) là 5 mã được nhà đầu tư mua ròng nhiều nhất.
Nhóm nhà đầu tư tổ chức trong nước bao gồm nhóm tự doanh công ty chứng khoán quay lại bán ròng lần lượt 2 nghìn tỷ đồng và 1,5 nghìn tỷ đồng. Riêng nhóm nhà đầu tư tổ chức nước ngoài vẫn duy trì bán ròng với giá trị 353 tỷ đồng, tập trung chính ở các mã HPG (-640 tỷ đồng), STB (-373 tỷ đồng) và DXG (-130 tỷ đồng).
Thanh khoản chung thu hẹp trong một tuần giảm điểm mạnh và dòng tiền có sự phân hóa gợi ý về khả năng lực bán trên thị trường chỉ mang yếu tố tâm lý đến từ một bộ phận nhà đầu tư và kích hoạt sự tham gia của dòng tiền đang chờ cơ hội.
Hệ số P/E 4 quý gần nhất và ước tính năm 2022 của VN-Index đang ở mức 11,1 lần và 9,7 lần, đang tiệm cận mức đáy vào ngày 24/3/2020. Mức định giá của thị trường đang cho thấy có thể cân nhắc với các nhà đầu tư có tầm nhìn đầu tư dài hạn nên kỳ vọng thị trường có thể sẽ dần đạt được trạng thái cân bằng trong các tuần giao dịch tới./.