【bxh liga 1 indonesia】Nguyễn Duy Quyền

BPO - Là một tác giả trẻ nhưng không còn xa lạ với giới độc giả mê văn chương,ễnDuyQuyềbxh liga 1 indonesia dường như cái tên Nguyễn Duy Quyền có một giọng văn đậm chất Nam bộ với rất nhiều tác phẩm đã từng xuất bản như: “Người bên lề cuộc sống” - NXB Thanh Hóa 2010, “Quên được cứ quên” - Phương Nam book 2016, “Sài Gòn trong Sài Gòn” -NXB Văn hóa - Văn nghệ 2017, “Đời có bao nhiêu lần cho ta đôi mươi” - đồng tác giả với Huỳnh Tuấn Anh - NXB Văn hóa -Văn nghệ 2017, “Còn quá nhiều thứ để thương” - NXB Văn hóa - Văn nghệ 2018, “Tiệm ký gửi nỗi buồn” - NXB Hội Nhà văn 2021. Là một cây bút sống khá khép kín nhưng ít ai biết rằng đây là một người đàn ông rất đa tài khi cùng một lúc kiêm rất nhiều nghề khác nhau.

Nguyễn Duy Quyền là cây bút đậm chất Nam bộ với giọng văn đơn giản, dung dị và ngọt ngào

Nguyễn Duy Quyền sinh năm 1983, sinh ra và lớn lên ở miền Tây nên phong cách sống cũng ảnh hưởng khá nhiều. Hiện anh đang làm y tá dịch vụ của Tập đoàn International SOS tại Việt Nam, đồng sáng lập, thiết kế chính của thương hiệu 1983.

Duy Quyền cho biết, anh không có quan niệm đa năng hay không đa năng, bởi nếu mình thích bất cứ việc gì thì dĩ nhiên mình sẽ tìm hiểu nhiều về nó. Bất cứ ai có khả năng làm tốt một việc, nếu bỏ thời gian và chịu khó rèn luyện thì họ có thể làm tốt tất cả những việc khác. 

Khi được hỏi: “Những công việc anh đang làm không hề liên quan gì với nhau, vậy anh đã thu xếp nó như thế nào?”. Duy Quyền khẳng định: “Có liên quan đó chứ? Nếu em không có khả năng giao tiếp tốt và quan tâm tới người khác thì sẽ không làm tốt được việc gì hết. Với anh, bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy, cũng cần lắng nghe, cảm nhận và biết thay đổi mình cho phù hợp với yêu cầu công việc mới. Ngay cả nghề y tá anh đang làm cũng vậy. Y tá làm ở bệnh viện sẽ khác rất nhiều với y tá chuyên biệt về bệnh nghề nghiệp mà anh đang làm. Mỗi một môi trường đều đòi hỏi mình phải tự học hỏi và thích nghi, đó là lý do anh luôn thấy mình sống có mục đích, vì anh cảm thấy mình luôn đi về phía trước. Anh thường lên lịch làm việc trước cho cả tháng, cứ vậy mà làm mỗi ngày. Mỗi tối về nhà anh sẽ dành 30 phút trong ngày để xem lại mình đã đi đúng tiến độ công việc hay chưa? Việc gì chưa làm tốt? Tại sao chưa tốt? Và check lịch cho ngày hôm sau để chắc chắn không bỏ sót gì. Khi làm nhiều việc cùng một lúc thì phải giỏi quản lý thời gian cho chính mình”. 

Với công việc viết văn, với Duy Quyền gần như là một cách để anh tự trò chuyện với chính mình. Anh đã bắt đầu viết từ lúc còn rất nhỏ, và khi làm việc gì đó quá thường xuyên sẽ trở thành thói quen hệt như việc hằng ngày phải hít thở, phải ăn uống. Vì vậy, có thể nói viết văn không còn là ý niệm nữa mà đã gần trở thành công việc thường ngày. 

“Còn về chuyện bếp núc, lúc trước mẹ nấu ăn rất ngon, nên sau này lớn ra sống một mình muốn ăn ngon thì phải tự học. Khi đứng trong bếp, mọi muộn phiền đều bỏ hết ở ngoài. Lúc đó mới biết mình đã thực sự yêu bếp, dễ yêu và cũng khó quên. Đó là những gì anh thấy mình may mắn còn có được nên khi đã lỡ yêu bất cứ thứ gì, anh sẽ đi đến tận cùng” - Duy Quyền nói.

Sáng tác là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người đàn ông đa tài Nguyễn Duy Quyền

“Vậy lý do gì anh tham gia vào việc sách?” - tôi hỏi. Duy Quyền cho biết: “Cuộc sống của anh khá đơn giản và chỉ gói gọn trong một vài người bạn thân, lại xa gia đình, nên viết gần như là một cách anh giao tiếp với chính mình. Gần như đó là một cách để giải tỏa những căng thẳng ngày thường. Với người khác đó là trò chuyện, nhưng với anh là viết văn. Theo anh, đó là một cách sống tích cực. Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng câu chữ gần như đã là một thói quen với anh, tới nỗi nếu một ngày không viết được gì, anh sẽ thấy rất khó chịu. Cho tới khi, anh muốn chia sẻ những gì đã viết giúp người khác có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, vậy là anh quyết định in sách. Đó cũng là cách để công việc viết lách trở nên ý nghĩa hơn. Đem lại những trải nghiệm sống thú vị cho người đọc”. 

Theo Duy Quyền, bất cứ công việc nào cũng sẽ có những lúc khó quên nhất, khó khăn nhất và những lúc vui nhất. Khi đi qua thời gian, nhìn lại đó là những kỷ niệm đẹp của đời người. Duy Quyền cũng không ngoại lệ. Ở đây anh chỉ đề cập tới công việc viết văn. Khi bắt đầu xuất bản cuốn tản văn đầu tiên cách đây 2 năm, anh chưa hề dám tưởng tượng mình sẽ được nhận ra ngoài đời thực. Lần đáng nhớ nhất chính là lần đi taxi, anh tài xế nhận ra và yêu cầu ký tặng một bản sách mới, không chịu nhận tiền xe “Ảnh nói đem sách về tặng vợ. Có chút xíu đó thôi! Cũng làm nên niềm vui” - Duy Quyền tâm sự.

Tiệm ký gửi nỗi buồn” là tác phẩm mới, gồm 22 truyện ngắn viết về nhiều thân phận người khác nhau

“Không biết một ngày của người đàn ông tham việc như anh sẽ bắt đầu như thế nào nhỉ?” - Tôi hỏi. Duy Quyền cho biết: “Anh đâu có tham việc, chỉ cố gắng sử dụng hiệu quả nhất 24 tiếng của một ngày. Thường một ngày làm việc của anh bắt đầu từ 5 giờ sáng: check lịch làm của ngày hôm đó, vệ sinh cá nhân, tập thể dục, rồi đi làm. Lúc rảnh, anh sẽ viết hoặc vẽ thiết kế, lưu lại, khi có thời gian sẽ đem ra hoàn thiện. Và lúc đã đủ nhiều, anh sẽ in thành sách hoặc ra bộ sưu tập. Khi trở về nhà, anh nhìn lại lịch làm việc trong ngày, xem đã và chưa làm được những gì theo lịch ngày hôm đó. Nếu chưa thì tại sao? Anh dành 30 phút để điểm lại trong ngày việc giao tiếp của mình có trở ngại gì không? Nếu chưa tốt thì lần sau gặp chuyện tương tự sẽ ứng biến thế nào để có kết quả tốt hơn? Sau đó anh dành 30 phút để thiền và 30 phút đọc sách. Chính vì lịch làm việc liên tục nên anh luôn mang theo sổ tay”.

“Từ khi về Sài Gòn, anh tự đặt ra kế hoạch cho mình trong 5 năm, 10 năm, rồi tự hoàn thiện mỗi ngày. Để tới đích đến của 5-10 năm đó anh cần phải có gì và làm gì hôm nay, ngày mai để tới đúng 5-10 năm sau mình đạt được mục tiêu như đã hướng tới. Bất cứ mục tiêu nào cũng cần từng ngày thực hiện. Vì vậy, việc làm mỗi ngày sẽ trở nên rất quan trọng. Nếu cứ để thời gian trôi qua, nhiều khi suy nghĩ đơn giản nhưng cộng lại cho cả 1 ngày và nhân lên 365 ngày, em sẽ ngạc nhiên về kết quả. Bởi anh thường tự nhắc nhở mình từ những việc nhỏ nhất mình làm mỗi ngày, cho một kết quả lớn sau nhiều ngày không ngừng nghỉ” - Duy Quyền cho biết thêm.

Xin chúc cho tập truyện ngắn “Tiệm ký gửi nỗi buồn” của anh sẽ được đông đảo độc giả đón nhận.