您现在的位置是:Empire777 > La liga

【kèo sassuolo】Doanh nghiệp kỳ vọng vào cổ phiếu nhờ FTA

Empire7772025-01-25 19:43:43【La liga】8人已围观

简介Niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ giúp tăng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh. (Ảnh: HỮU LIN kèo sassuolo

doanh nghiep ky vong vao co phieu nho fta

Niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ giúp tăng vốn,ệpkỳvọngvàocổphiếunhờkèo sassuolo nâng cao năng lực cạnh tranh. (Ảnh: HỮU LINH)

Kỳ vọng...

Trong một cuộc hội thảo đánh giá và dự báo về triển vọng thị trường chứng khoán cuối năm 2015, ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó trưởng phòng Nghiên cứu Phân tích VietinBankSc cho hay, Việt Nam là thị trường duy nhất nhà đầu tư nước ngoài mua ròng từ đầu năm đến nay với giá trị 209 triệu USD, trong khi đó thị trường chứng khoán Indonesia và Thái Lan bán ròng lần lượt 1 tỷ và 3 tỷ USD. Đặc biệt, cổ phiếu ngành dệt may về trung và dài hạn sẽ có diễn biến giá tích cực hơn so với một số ngành hàng khác nhờ tác động của các FTA và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã, đang và sẽ được ký kết. Điển hình trong giai đoạn trước thềm TPP chính thức công bố hoàn tất đàm phán, hầu hết các cổ phiếu trong ngành này đều ghi nhận mức tăng giá mạnh.

Không những thế, một nguyên nhân nữa để các DN có thể “tự tin” niêm yết trên sàn chứng khoán là do kết quả kinh doanh trong năm 2015 đã khả quan hơn. Nhiều DN cho biết, với những thuận lợi từ cải cách kinh tế cùng việc tận dụng cơ hội của FTA, hoạt động sản xuất kinh doanh đều có lãi, có đủ đơn hàng từ nay đến cuối năm, thậm chí, nhiều DN đã ký đơn hàng đến quý I-2016. Tiêu biểu nhất là ngành dệt may khi ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ, chưa cần đến tác động của TPP, FTA thì dệt may đã có được sự tăng trưởng mạnh ngay từ khi gia nhập WTO với tốc độ tăng trưởng 17-18%/năm. Dự kiến tốc độ tăng trưởng khi TPP có hiệu lực là 25%/năm.

Từ những tác động trên, nhiều DN trong các lĩnh vực được nhận định sẽ hưởng lợi từ FTA như dệt may, thủy sản, giao thông… đã và đang rục rịch kế hoạch “lên sàn” nhằm tăng vốn và tăng giá trị thương hiệu. Ví dụ như việc Tập đoàn Sao Mai- An Giang vừa niêm yết 38 triệu cổ phiếu DAT của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản (Trisedco) với giá 13.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản đầy tiềm năng trong TPP, giúp nâng cao vị thế thương hiệu các sản phẩm bột cá, mỡ cá, dầu tinh luyện cao cấp Ranee trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tương tự, theo đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may G.Home, cổ phiếu G20 mới niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào đầu tháng 9 nên Công ty đang tập trung đẩy mạnh vào các kế hoạch để nâng giá trị của cổ phiếu. Công ty hy vọng thông qua việc phát hành cổ phiếu sẽ huy động được thêm nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Chính vì những lý do trên nên sắp tới đây, nhiều tên tuổi lớn của ngành dệt may sẽ lên sàn như May Việt Tiến (VGG), May 10 (M10), may Đức Giang, may Nhà Bè… cùng nhiều DN Nhà nước sau khi cổ phần hóa cũng đã lên phương án niêm yết cổ phiếu theo đúng quy định của Nhà nước.

... và thận trọng

Dù vậy, kế hoạch “lên sàn” nhằm tăng vốn của nhiều DN Việt Nam vẫn còn khó khả thi khi quy mô về vốn, điều kiện kinh doanh sản xuất chưa đủ để có thể phát hành cổ phiếu. Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng, DN Việt đang “ngại” niêm yết trên sàn chứng khoán vì sợ sẽ phải thay đổi phương thức kinh doanh và phải minh bạch thông tin.

Mặt khác, có một thực tế là cổ phiếu của các ngành được đặt nhiều kỳ vọng khi các FTA hay TPP đi tới thỏa thuận chỉ “tăng nóng” trong thời gian đầu, đến thời điểm những ngày gần đây, diễn biến giá cổ phiểu của các nhóm hàng ngành dệt may, thủy sản… có phần “đuối” hơn trước.

Nhận định về vấn đề này, theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, với việc gia nhập TPP hay các FTA, các DN được hưởng lợi, đặc biệt là ngành dệt may không nên quá kỳ vọng vào thị trường cổ phiếu bởi ngành này vẫn chủ yếu nằm ở hạ nguồn với phương thức gia công, còn phần thượng nguồn là nguyên phụ liệu, dệt, sợi… vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc, điều này sẽ vi phạm quy tắc “xuất xứ từ sợi” của TPP. Vì thế, để được hưởng những ưu đãi từ TPP, các DN này cần nhiều thời gian để đầu tư trang thiết bị, công nghệ và phải có sự thay đổi từ trong cách quản lý của từng DN.

Trái với ý kiến trên, ông Vũ Đức Giang khẳng định, hiện hàng loạt các khu công nghiệp dệt may lớn đang được xây dựng nhằm đón đầu xu hướng, hoàn thành chuỗi cung ứng dệt may, tăng tỷ lệ nội địa hoá, cùng hưởng lợi từ quá trình hội nhập. Hơn nữa, ngành cũng đang mong chờ Chính phủ sớm triển khai quy hoạch các khu vực lớn tại 3 miền Bắc- Trung- Nam để kêu gọi và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất vải, bao gồm cả dệt, nhuộm và hoàn tất.

Cũng theo chiều hướng lạc quan, ông Nguyễn Thế Minh, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, số lượng các DN niêm yết trên sàn chứng khoán còn quá ít so với tổng số lượng DN hiện nay. Hơn nữa, mặc dù tình hình cổ phiếu hiện này không còn sôi động như vào tháng 9, nhưng sắp tới đây, khi hàng loạt DN lớn niêm yết, thị trường cổ phiếu dự báo sẽ rất sôi động, giá cổ phiếu có thể tăng ngang ngửa các nhóm cổ phiếu dầu khí hay ngân hàng.

很赞哦!(39327)