【đội hình real madrid 2013】Cảnh giác sập bẫy 'bánh vẽ' kiếm tiền online

Mất hàng tỷ đồng vì vé phim trên app

Ngày 4-6,ảnhgiaacutecsậpbẫybaacutenhvẽkiếmtiềđội hình real madrid 2013 anh K.T.T (29 tuổi), trú xã Long Bình, huyện Phú Riềng đến Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh trình báo vụ việc bị lừa mất hàng tỷ đồng khi được mời gọi đầu tư vé phim trên app Disneys. Theo nội dung trình báo, khoảng tháng 1-2023, anh T kết bạn làm quen với một tài khoản mạng xã hội facebook tên Huyền Trang. Sau một thời gian nhắn tin qua lại, tài khoản facebook Huyền Trang đề nghị anh T đầu tư vé phim trên app Disneys với lợi nhuận cao.

Sau khi được tư vấn, thấy cũng hợp lý nên anh T đã tải app Disneys về đăng ký tài khoản và thử đầu tư vào vé phim thì thấy có lợi nhuận, tiền gốc và lợi nhuận đầu tư vé phim được chuyển vào tài khoản ngân hàng của anh. Anh T tin tưởng và tiếp tục đầu tư 122.500.000 đồng chuyển vào tài khoản của đối tượng để thực hiện nhiệm vụ đặt mua 90 vé phim. Lúc này “nhân viên chăm sóc khách hàng” thông báo vé phim VIP1 sẽ có lợi nhuận 10% và yêu cầu anh chuyển 127.710.905 đồng để xử lý vé phim VIP1. Tin lời, anh T đã chuyển khoản, sau đó bên app Disneys tiếp tục thông báo anh được tặng vé phim VIP2 với lợi nhuận 20% và yêu cầu chuyển tiếp 652.173.830 đồng để xử lý vé phim VIP2. Tiếp đó, đối tượng lại thông báo cho anh T là được tặng vé phim VIP3 lợi nhuận 30% và yêu cầu nạp thêm 1.967.710.905 đồng để xử lý vé phim VIP3, thì anh T đồng ý.

Các đối tượng lừa đảo quảng cáo kiếm tiền online trên các nền tảng mạng xã hội

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đầu tư đặt mua 90 vé phim với tổng số tiền chuyển cho đối tượng là 2.870.095.640 đồng và thấy đã có lãi nên anh T muốn rút tiền. Lúc này hệ thống trên app thông báo muốn rút tiền thì phải đóng thuế 35%, anh T đã chuyển khoản cho đối tượng 1.304.857.750 đồng. Khi thanh toán xong tiền thuế, đối tượng lại yêu cầu anh đóng thêm 40% khoản phí sử dụng kênh rút tiền là 2.333.210.656 đồng. Lúc này, anh T nghi bị lừa nên đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của các đối tượng đến Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an thụ lý giải quyết.

Càng đầu tư càng mất tiền

Trong khoảng tháng 3-2023, do đang thất nghiệp nên chị H.T.H (35 tuổi), trú phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài lên mạng xã hội tìm việc làm thì được một công ty môi giới giới thiệu làm nhập liệu trên ứng dụng và được hướng dẫn kết bạn Zalo với nhân viên hỗ trợ tên Cúc. Sau đó, nhân viên hỗ trợ giới thiệu chị H tải ứng dụng (app) Kdata và đăng ký tạo tài khoản, rồi kết bạn Zalo với trợ lý của ứng dụng Kdata tên Trường. Đối tượng Trường hướng dẫn chị cần nạp tiền vào số tài khoản của hệ thống thì mới được tạo đơn hàng và nhập liệu theo lệnh của “thầy” hướng dẫn - “thầy” Vũ; làm xong thì chờ lệnh của “thầy” rồi rút tiền về tài khoản ngân hàng đã liên kết trên app.

Chị H cho biết: “Làm theo lời “thầy” Vũ hướng dẫn, tôi đã thử thực hiện với số tiền nhỏ. Sau khi đầu tư vài trăm ngàn đồng thì tôi được rút cả gốc và lãi về tài khoản ngân hàng của mình. Thấy đúng như lời tư vấn nên tôi đã tiếp tục nộp tiền để tạo đơn hàng”. Cứ thế, số tiền nộp để thực hiện nhiệm vụ tạo đơn hàng của chị càng lúc càng lớn, từ vài triệu đồng/lần lên đến hơn 300 triệu đồng/lần.

Đối tượng Nguyễn Thu Hương (SN 1991), có hộ khẩu tại tỉnh Nam Định nhưng sinh sống và làm việc ở Campuchia bị cơ quan điều tra bắt giữ vì tội danh sử dụng mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chị H vừa khóc vừa kể tiếp: “Khi nộp số tiền tạo đơn hàng trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng thì các đối tượng này luôn lấy lý do là sai cú pháp thực hiện đơn, phải đóng thuế thu nhập cá nhân, phải tạo thêm đơn... thì mới được rút tiền gốc và lãi. Tôi muốn lấy lại tiền gốc, còn “thầy” Vũ thì cố tình dẫn dắt nói tôi sắp hoàn thành nhiệm vụ và sẽ được tất toán toàn bộ tiền gốc lẫn lãi. Cứ thế, tôi cố lấy lại tiền đã nộp nên chuyển khoản 8 lần với hơn 1,3 tỷ đồng vào nhiều tài khoản khác nhau và đã mất hết. Hiện tiền trong nhà không còn, nợ nần khắp nơi, đau xót lắm!”.

Trước đó, vào tháng 2-2023, chị N.T.T (40 tuổi), trú xã Tân Phước, huyện Đồng Phú cũng bị lừa tiền với thủ đoạn tương tự. Chị đã tải ứng dụng “Kdata" về điện thoại để tham gia nhập liệu. Ban đầu, chị tham gia nhập liệu 300 ngàn đồng với lợi nhuận 30%. Sau khi làm nhiệm vụ theo yêu cầu, chị đã được trả vào tài khoản ngân hàng cả gốc lẫn lãi 400 ngàn đồng. Chị tiếp tục chuyển tiền để tham gia nhập liệu với số tiền từ 1 triệu đồng/lần, rồi lên đến 500 triệu đồng/lần.

Ngồi ở phòng tiếp dân, nước mắt lưng tròng, chị N.T.T cho biết: “Khi tổng số tiền nộp lên đến hơn 800 triệu đồng mà không rút được, tôi hỏi thì người tư vấn lấy các lý do như phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nạp tiền sai cú pháp, phí luân chuyển đơn vị tiền, thẻ hội viên bị thiếu điểm, bị thanh tra tài vụ, thanh tra tài khoản... và tiếp tục yêu cầu tôi chuyển tiền, nếu không tài khoản sẽ bị khóa và mất hết tiền. Do sợ bị mất tiền nên dù trong nhà không còn đồng nào, tôi vẫn vay mượn người thân, anh em, bạn bè, thậm chí vay lãi cao để nộp với hy vọng sẽ được rút tiền... Khi số tiền nộp lên đến gần 2 tỷ đồng, tôi mới ngộ ra 100% là đã bị lừa… Giờ không biết lấy đâu ra tiền trả nợ”.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo kiếm tiền online

Đây là 3 trong số hàng chục vụ xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Phước mà Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh tiếp nhận đơn, điều tra, xử lý thời gian qua.

Thượng tá Bùi Bá Dũng, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh cho biết: Trong thời gian qua, đơn vị đã đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ nhiều vụ với các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Bên cạnh công tác chuyên môn, lãnh đạo đơn vị chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ thường xuyên viết tin, bài và làm clip đăng lên fanpage của đơn vị tuyên truyền người dân nâng cao cảnh giác để không bị lừa đảo… Đồng thời phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư tuyên truyền người dân về phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao và hậu quả, hệ lụy…

Cơ quan công an cảnh báo, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo là “câu nhử con mồi” bằng hình thức đánh vào tâm lý. Khi biết bị hại thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm, các đối tượng lừa đảo sẽ đăng thông tin về tuyển nhân viên, người làm việc online tại nhà thu nhập từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng/ngày… Khi người chơi nộp tiền ít, các đối tượng này sẽ trả gốc và lãi đầy đủ. Cứ vậy “câu nhử” đến khi bị hại tin tưởng nộp số tiền lớn thì chúng lấy nhiều lý do yêu cầu phải nộp thêm tiền. Còn bị hại do số tiền nộp quá lớn nên “nhắm mắt làm liều” càng nộp tiền càng mất thêm.

Ngoài ra, các đối tượng đánh vào lòng tin của bị hại bằng cách cho tham gia vào một nhóm làm nhiệm vụ, trong đó toàn người của các đối tượng này làm “quân xanh” để câu nhử bị hại. Thấy trong nhóm có người đã hoàn thành nhiệm vụ và được rút cả gốc lẫn lãi với số tiền lớn nên bị hại tin tưởng và làm theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo. Song thực tế thì số tiền thật bị hại chuyển cho các đối tượng đã bị chiếm đoạt, chỉ còn con số ảo trên app. Qua các vụ việc nêu trên, người dân hãy nâng cao cảnh giác, không tin vào hình thức kiếm tiền bằng app online.