Empire777

Sầu riêng Việt Nam được thị trường Trung Quốc đón nhận. Ảnh: NNKNgày 14/2, Bộ Nông nghiệp và Phát tr kết quả của barcelona

【kết quả của barcelona】Làm gì để duy trì hoạt động giao thương nông sản sang Trung Quốc?

Làm gì để duy trì hoạt động giao thương nông sản sang Trung Quốc?
Sầu riêng Việt Nam được thị trường Trung Quốc đón nhận. Ảnh: NNK

Ngày 14/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức "Hội nghị thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới" theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Lệnh 248 và 249 không phải "chuyện bất ngờ"

Tại hội nghị, ông Lỗ Siêu - đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, gần đây vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhập khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam rất được chú ý. Lệnh 248 và 249 dựa trên các quy định trước đó của Trung Quốc, hoàn toàn không phải "chuyện bất ngờ", chú trọng vào vệ sinh an toàn thực phẩm, quy rõ trách nhiệm của từng khâu". Các Lệnh 248, 249 cũng nằm trong chỉnh thể hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc tạo thành hệ thống bảo vệ cho người tiêu dùng, bảo vệ cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Các khâu truy xuất mã vùng trồng, vùng nuôi, đóng gói, vận chuyển... đều được tách bạch.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã xây dựng và triển khai nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển bền vững. Năm 2023 là năm ngành nông nghiệp chuẩn hóa các công tác quản lý, từ khâu canh tác, logistics, cũng như quan hệ thương mại với các nước.

Do vậy, ông Lỗ Siêu đề nghị các doanh nghiệp hai nước vào trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc để xem xét cụ thể loại nông sản, thủy sản nào cần đăng ký để xuất khẩu chính ngạch, loại nào cần có đảm bảo của doanh nghiệp Trung Quốc, thông qua kênh chính thức. Tại trang web này, doanh nghiệp cũng có thể nắm bắt các quy định liên quan, cơ quan phụ trách xử lý vấn đề, các bước đăng ký. Hạn mức xuất nhập khẩu, quy trình xét nghiệm, các thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được ghi rõ.

Sau khi đăng ký, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ có phản hồi, hỗ trợ, hậu kiểm. Ngoài việc tuân thủ quy định liên quan, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra yêu cầu phù hợp với thực tế, Tổng cục Hải quan Trung Quốc luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc bảo đảm môi trường xuất nhập khẩu lành mạnh, nguyên tắc cao nhất là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Làm gì để duy trì hoạt động giao thương nông sản sang Trung Quốc?
Nông sản Việt rộng cửa xuất sang Trung Quốc. Ảnh: NNK

Ba vấn đề doanh nghiệp cần thực hiện để duy trì hoạt động giao thương

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) nhận định, Bộ NN&PTNT thống nhất năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn hơn so với 2022. Để duy trì hoạt động giao thương sang Trung Quốc, ông Nguyễn Như Tiệp khuyến cáo doanh nghiệp thực hiện ba vấn đề.

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Lệnh 248, 249, trong đó có hoàn thiện đăng ký bổ sung trước ngày 30/6/2023. Thứ hai, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tương đương với HACCP (hệ thống quản lý chất lượng). Thứ ba, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trước khi Trung Quốc tiến hành kiểm tra trực tuyến và kiểm tra thực địa.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong quá trình mở cửa thị trường Trung Quốc, hai bên đã phối hợp ký kết và triển khai nhiều nghị định thư liên quan đến kiểm dịch thực vật. Cụ thể, các sản phẩm đã ký nghị định thư gồm: gạo; cám gạo; măng cụt; thạch đen; sầu riêng; chuối (truyền thống) và khoai lang. Các sản phẩm đang đàm phán để ký nghị định thư là: dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải và chôm chôm. Còn ớt, chanh leo đang được hướng dẫn xuất khẩu tạm thời. Hiện bưởi, các loại quả thuộc nhóm cây có múi và dừa đang đang đàm phán kỹ thuật. Na, thảo quả đã nộp hồ sơ.

Nhấn mạnh thông điệp Chính phủ Việt Nam luôn đề cao thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, Trung Quốc là một đối tác lịch sử, truyền thống và mang tính định hướng lâu dài. Thành tựu ngành nông nghiệp thời gian qua có nhiều đóng góp của thương nhân Trung Quốc bởi họ giúp giảm tình trạng thả nổi, sản xuất theo quán tính của bà con nông dân... Chúng ta cần làm tốt công tác giao thương thương mại bởi điều đó góp phần nâng cao quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, giúp định hình, làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt – Trung.

Ông Lê Minh Hoan cho rằng, thành công của hợp tác giao thương không chỉ dừng ở việc buôn bán có lãi một vài chuyến mà cần phải tạo ra một hệ sinh thái ngành hàng, cũng như sức lan tỏa trong toàn xã hội, giúp người dân yên tâm sản xuất trên chính cánh đồng của mình.

Vì vậy, ông Lê Minh Hoan kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ của các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp. Để làm được điều đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị cơ quan quản lý nhà nước coi đây là những người bạn đồng hành thay vì là đối tượng quản lý. “Doanh nghiệp có bền vững thì đất nước mới bền vững. Thông qua giao thương kinh tế, Việt Nam muốn khẳng định là quốc gia sản xuất có trách nhiệm trên thế giới”- ông Lê Minh Hoan nói.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap