Những tin tức mới nhất trên báo chí dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận phát biểu: "Từ khi Trung Quốc - Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyTrungQuốctrưngtàukhôngngườiláihoạtđộngởBiểnĐôlịch ligue 1 pháp quan hệ hai nước luôn phát triển rất tốt. Hai bên cũng đã đạt được một số đồng thuận trong vấn đề xử lý bất đồng. Những năm gần đây, quan hệ hai nước đối mặt với khó khăn nghiêm trọng vì tình hình Biển Đông. Hy vọng trên cơ sở quay lại đồng thuận trước đây, phía Philippines đi cùng một hướng với Trung Quốc".
Được biết, phát biểu này được đưa ra tại một cuộc gặp ngắn ngủi với Tổng thống Philippinese Benigno Aquino của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 22. Đáp lại, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, sẵn sàng cùng Trung Quốc giải quyết các vấn đề liên quan, hy vọng quan hệ hai nước được cải thiện và phát triển.
Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, bên lề Hội nghị Cấp cao APEC 2014, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo truyền thông Trung Quốc, hai bên đồng ý thông qua đối thoại xử lý tranh chấp biển. Phía Việt Nam khẳng định sẵn sàng đàm phán hữu nghị, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển, để những vấn đề đó không ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Tháng trước, Bộ Quốc phòng hai nước Việt - Trung đã tổ chức hội đàm ở Bắc Kinh, đồng ý “từng bước khôi phục” quan hệ quân sự song phương.
Ngoài ra, trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông, tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 10 của Trung Quốc tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, phía Trung Quốc đã cho trưng bày một loại tàu mặt nước không người lái mang tên “Tinh Hải”, do Đại học Thượng Hải phát triển, nghiên cứu chế tạo, hiện đã trang bị cho tàu Hải tuần 166 hoạt động ở Biển Đông.
Được biết, tàu này có thể sử dụng điều khiển bằng tay hoặc tự động hoạt động, có thể kiểm soát ngoài tầm nhìn 20 dặm Anh, tự tránh chướng ngại vật, sử dụng Bắc Đẩu (vệ tinh dẫn đường Trung Quốc) hoặc GPS để dẫn đường, nó có tiềm năng ứng dụng to lớn.
Trước tình hình này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon cho rằng các bên liên quan ở Biển Đông không nên có các hành động gây căng thẳng. Bên cạnh đó, ông cũng hy vọng các hội nghị ở khu vực là cơ hội để các bên giải quyết vấn đề trên cơ sở hướng tới tương lai và khẳng định LHQ sẵn sàng hỗ trợ và ủng hộ xử lý tranh chấp.
Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào việc thảo luận xây dựng các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ sau 2015 và lồng ghép các mục tiêu này vào các chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội quốc gia. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào thương lượng trong khuôn khổ công ước khung về biến đổi khí hậu của LHQ để đạt được thỏa thuận pháp lý toàn cầu mới vào năm 2015.
Đồng thời, Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được tư vấn chính sách và tài trợ thiết thực của LHQ trong các lĩnh vực, nhất là giảm nghèo bền vững, phòng chống HIV/AIDS và biến đổi khí hậu; ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên ECOSOC 2016-2018 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc 2020 - 2021.
Tổng thư ký Ban Ki-moon cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ sáng kiến Một Liên Hợp Quốc; đánh giá cao việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Ông Ban cũng chúc mừng Việt Nam được bầu làm ủy viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và có những đóng góp tích vào việc thảo luận xây dựng các Mục tiêu phát triển bền vững của tổ chức này sau 2015. Tổng thư ký bày tỏ mong muốn sớm sang thăm Việt Nam để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hai bên.
Minh Thùy (tổng hợp từ Giáo Dục, Vnexpress)
Tình hình Biển Đông ngày 9/11: Lộ tuyên bố của Hội nghị ASEAN về Biển Đông