Đây là trao đổi của PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) với phóng viên TBTCVN nhân dịp đầu Xuân Canh Tý 2020.
* PV: Thời gian qua,ãhộiđánhgiácaonhữngcảicáchcủangànhTàichíti lệ cược ngành Tài chính đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm cải cách, hiện đại hóa nhiều lĩnh vực. Theo ông, những lĩnh vực nào đạt kết quả tích cực nhất?
- PGS.TS Lê Xuân Trường: Tất cả các lĩnh vực mà ngành Tài chính quản lý đều có những kết quả nổi bật được xã hội đánh giá rất cao về thành tựu ứng dụng CNTT để cải cách, hiện đại hóa hoạt động quản lý tài chính và phục vụ các doanh nghiệp (DN), tổ chức và nhân dân.
Trong lĩnh vực hải quan, sau khi đã triển khai thành công hệ thống VNACCS/VCIS để thực hiện tự động hóa trong khai báo, thông quan hàng hóa, ngành Hải quan đã triển khai Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM). Đây là hệ thống quản lý hiện đại, được triển khai trên toàn quốc tại cảng biển, cảng hàng không có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Hệ thống này cho phép DN không phải xuất trình chứng từ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục giao nhận hàng từ 5 đến 7 lần so với trước đây do không phải đi lại nhiều lần qua DN kinh doanh cảng, kho, bãi và cơ quan hải quan.
PGS.TS Lê Xuân Trường |
Bên cạnh việc nộp thuế điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại, Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định số 1737/QĐ-TCHQ sửa đổi quy trình và bộ chuẩn thông điệp nộp thuế điện tử. Chính thức từ 15/9/2019, Tổng cục Hải quan triển khai chương trình nộp thuế điện tử cho DN ủy quyền cho cơ quan hải quan trích từ tài khoản để nộp thuế. Trong năm 2019, số tiền thuế nộp bằng phương thức điện tử đã chiếm trên 90% tổng số thuế trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong lĩnh vực thuế, thời gian qua, cơ quan thuế các cấp đã triển khai mạnh mẽ hệ thống kê khai thuế, nộp thuế điện tử. Từ cuối năm 2018, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Đến nay, đã có 99,93% số DN đang hoạt động sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, có khoảng 99% DN đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử, thông qua ngân hàng thương mại. Đặc biệt, từ năm 2018, cơ quan thuế các cấp đã triển khai dịch vụ hoàn thuế điện tử. Năm 2019, có 93,61% DN được hoàn thuế điện tử.
Với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế, ngành Thuế từng bước triển khai tích hợp 2 hệ thống khai thuế điện tử (nhantokhai.gdt.gov.vn), nộp thuế điện tử (nopthue.gdt.gov.vn) đang cung cấp cho các DN thành một hệ thống duy nhất là thuedientu.gdt.gov.vn hay còn gọi là (e-Tax) và bổ sung thêm một số tính năng mới, thay vì người nộp thuế phải đăng nhập vào nhiều ứng dụng khác nhau để khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế… như trước đây.
* PV: Trong năm 2019, ngành Tài chính là một trong những ngành tiên phong trong hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là lĩnh vực thuế và hải quan, ông đánh giá thế nào về những kết quả này?
- PGS.TS Lê Xuân Trường:Điều này thể hiện trên nhiều phương diện. Về thể chế chính sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020; trong đó có nhiều nội dung về cải cách thủ tục hành chính cả về thuế và hải quan.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Đó là cơ sở quan trọng để cải cách và hiện đại hóa, điện tử hóa việc sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ.
Trong lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính đã ban hành mới và sửa đổi 7 thông tư; tham mưu ban hành nghị định quy định thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia và kiểm tra chuyên ngành, làm cơ sở pháp lý quan trọng trong đột phá về cải cách hiện đại hóa hải quan.
Theo số liệu Báo cáo môi trường đầu tư và kinh doanh Doing Business 2020 của Ngân hàng Thế giới (công bố cuối năm 2019), thời gian nộp thuế của Việt Nam đã giảm 114 giờ (từ 498 xuống 384 giờ); trong đó, 94 giờ giảm là do cải cách, đơn giản hóa các thủ tục về khai thuế giá trị gia tăng và 20 giờ giảm là do những cải cách, đơn giản hóa các thủ tục về nộp và quyết toán thuế thu nhập DN. Số lần nộp thuế giảm từ 10 lần xuống còn 6 lần so với Doing Business 2019.
* PV: Trong thời gian tới, ngành Tài chính cần làm gì để nâng cao chỉ số cải cách, phục vụ người dân và DN tốt hơn thưa ông?
- PGS.TS Lê Xuân Trường:Mặc dù đã cải cách mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả quan trọng, song để thực hiện mục tiêu do Chính phủ đề ra về cải cách, hiện đại hóa ngành Tài chính và để phục vụ tốt hơn cho người dân và DN, thực sự đứng vững trong nhóm ASEAN-4 về chỉ số môi trường đầu tư và kinh doanh, trong thời gian tới, ngành Tài chính sẽ còn nhiều việc phải làm.
Trước hết, phải triển khai tốt Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 với các công việc quan trọng như: chuẩn bị kỹ lưỡng tham mưu để Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành luật; ban hành thông tư hướng dẫn thi hành; tổ chức tập huấn đầy đủ và kỹ lưỡng…
Tiếp đến, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, tuyên truyền và hỗ trợ các DN, hộ và cá nhân kinh doanh để triển khai thành công hệ thống hóa đơn điện tử, tiến tới hoàn toàn sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy từ 1/11/2020.
Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng hệ thống dịch vụ thuế điện tử e-Tax. Trong đó có những chính sách tốt thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân để hợp tác công tư trong cung cấp hạ tầng CNTT cho triển khai các dịch vụ thuế điện tử, cần lưu ý đảm bảo an toàn và bí mật thông tin người dùng; xây dựng Trung tâm hỗ trợ dịch vụ thuế (Call center) ngoài chức năng giải đáp những vướng mắc về chính sách, có thể hướng dẫn, hỗ trợ cho người nộp thuế trong việc tiếp cận sử dụng dịch vụ thuế được thuận tiện.
Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu cắt giảm các thủ tục hành chính thuế và hải quan. Đồng thời, tiếp tục triển khai mở rộng hệ thống quản lý hải quan tự động VASSCM. Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu để đa dạng hóa các dịch vụ nộp thuế điện tử. Cần triển khai hệ thống nộp thuế điện tử thuận lợi nhất với các phương tiện đa dạng nhất và thông qua các tổ chức trung gian thanh toán phù hợp nhất, không chỉ giới hạn việc nộp thuế điện tử qua hệ thống trung gian thanh toán duy nhất là các ngân hàng thương mại.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh “Doing business 2020 - (DB 2020)” toàn cầu do Ngân hàng Thế giới công bố, chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam đã tăng 22 bậc, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá. Với việc chỉ số của Việt Nam tăng 22 bậc, ngành Thuế đã vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. |
Đức Việt (thực hiện)