Vào chính vụ trái cây đến nay,ếpsứctiuthụnngsảket quả bong da hôm nay Hậu Giang ít nhất 3 lần tham gia tiếp sức tiêu thụ nông sản cho nông dân ngoài tỉnh, đó là hành tím Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), khoai lang Vĩnh Long và vải thiều Bắc Giang. Nhiều người dân Hậu Giang nhiệt tình tiếp sức tiêu thụ nông sản đã tôn thêm ý nghĩa câu “Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Đó phải chăng là giải pháp tiêu thụ nông sản của nhau vốn dĩ năm nào cũng xảy ra điệp khúc “được mùa mất giá” ?
Tạm gọi biện pháp giải cứu ban đầu những loại nông sản trên là thủ công bởi ít nhiều là kêu gọi thì giải pháp để không còn xảy ra điệp khúc vừa nêu cần quan tâm nhiều hơn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang khuyến cáo cả nước trong tiêu thụ nông sản phải nắm sát thông tin thị trường thông qua chuyển đổi số. Đây mới thật sự là một trong những vấn đề căn cơ của nông nghiệp thông minh - nông nghiệp 4.0.
Ở Hậu Giang, gần tháng nay, nông sản cũng đang giảm giá hàng ngày. Trường hợp của chị Mai, trồng dưa hấu ở cặp đường Lê Quý Đôn, phường III, thành phố Vị Thanh, là một ví dụ. Hôm qua, chị cho biết giá dưa hiện tại bán tại ruộng chỉ còn 2.000 đồng/kg, tuy vậy cũng không thể bán hết, số dưa ế phải bỏ thúi tại ruộng.
Anh Cường, ở huyện Châu Thành cũng gọi điện than vãn, năm nay vườn mít vừa cho trái chiếng nhưng giá cũng 2.000 đồng/kg…
Theo dõi nhiều năm qua thấy rằng, nông sản vùng miền luôn chịu cảnh dội chợ cấp khu vực nhưng không hẳn ế hàng trong phạm vi cả nước. Cụ thể, vải thiều chất đống ở miền Bắc chưa hẳn ở Tây Nam bộ dư dả; khóm Cầu Đúc dư thừa phải làm nước màu để dành thì chắc gì ở miền Đông Nam bộ có ăn với giá rẻ…
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lần đầu tiên được đề cập tại Đức vào năm 2011, những năm sau đó, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc và nền nông nghiệp nước nhà đã, đang, liên tục thẩm thấu nhiều nội dung.
“Liên kết 4 nhà” năm 2013 trong sản xuất, tiêu thụ nông sản Việt Nam là thành tựu nông nghiệp rất đáng trân trọng, trên nền tảng ấy, hiện nay chúng ta thực hiện rất hiệu quả “sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị”, “làm nông thông minh” - mặt nào đó có thể gọi đây là những bước đi của nông nghiệp 4.0.
Trở lại vấn đề tiêu thụ nông sản thông qua chuyển đổi số. Nếu nông dân năng động ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, dựa trên nền tảng số để làm ra nông sản (theo dõi độ pH, xử lý nước tự động…) thì rất cần những ứng dụng số tiếp theo trong mua bán, trao đổi nông sản lẫn nhau trong cả nước.
Muốn ứng dụng hiệu quả, ngoài việc tham quan, nghiên cứu một số sàn giao dịch hàng hóa hiện có trên mạng thì nông dân cần, phải tích cực hơn trong… tham khảo thông tin trên mạng xã hội, chủ động tìm kiếm đầu ra trên điện thoại thông minh của mình vốn đầy thông tin hữu ích về giá, nơi mua nông sản. Anh Cường trong bài viết vừa nêu có cho biết, giá mít thấp quá, anh và vợ đã tìm kiếm trên mạng nguồn tiêu thụ tận Hà Nội để bán với giá chênh lệch cao hơn so với địa phương.
Mùa trái cây đang chín rộ nhưng mưa nhiều, dịch Covid đang diễn biến phức tạp, nông dân sẽ càng khó bán nông sản của mình với giá cao. Tay lấm chân bùn và năng động lắm nhưng nông dân đôi lúc phải chấp nhận sân chơi của cạnh tranh thị trường, tuy nhiên, sân chơi ấy có nhiều cách để thích ứng, tồn tại.
Cùng tiếp sức tiêu thụ nông sản để tăng tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau trong một quốc gia thấy mừng lắm nhưng không có những đợt giải cứu nào mới đáng mừng bội phần và đây là câu chuyện lâu dài nhưng bức thiết của nền nông nghiệp thông minh…
TRÍ THỨC