Infographic: Việt Nam đã ký kết,ànhCôngThươngđặttrọngtâmvàoviệcthựcthivàtậndụnghiệuquảcơhộitừcáltd man utd thực thi và đàm phán 19 FTA Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực Tận dụng tốt hơn nữa ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, rau quả Động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Đông Bắc Á |
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,01 tỷ USD.
Có thể nói, kết quả này đến từ các giải pháp khắc phục khó khăn, mở cửa thị trường của Chính phủ, của các bộ, ngành và của cộng đồng doanh nghiệp, nổi bật trong đó là sự chủ động của ngành Công Thương trong việc thúc đẩy thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để giúp doanh nghiệp khai thác tối đa các cơ hội từ các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết.
5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa |
Theo Bộ Công Thương, đến nay Việt Nam đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 Hiệp định FTA với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; đang đàm phán, chuẩn bị khởi động đàm phán 3 Hiệp định và 1 khung khổ kinh tế.
Tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước đối tác tham gia các Hiệp định FTA chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2023 đạt trên 86 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2022, chưa kể kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đối tác tham gia các FTA đã xóa bỏ thuế quan về 0%.
Mặc dù vậy, Bộ Công Thương cho rằng, hoạt động xuất khẩu và khai thác ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa tận dụng tối đa các cơ hội có được, tính chuyên nghiệp và bền vững của một bộ phận doanh nghiệp chưa cao.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khai thác ưu đãi từ các Hiệp định FTA với các giải pháp cụ thể:
Một là,khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo Bộ Công Thương, để duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thời gian qua, Bộ đã duy trì và phát triển các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, khai thác hiệu quả các thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam (CPTPP, EVFTA, UKVFTA…); tăng cường khai thác các thị trường còn tiềm năng (Nga, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi…).
Đàm phán, ký kết, thực hiện các Hiệp định thương mại, liên kết kinh tế với các đối tác có tiềm năng, các nền kinh tế có tính bổ trợ với nền kinh tế Việt Nam để mở ra cơ hội xuất khẩu mới.
Đóng góp quan trọng vào kết quả xuất khẩu thời gian qua là việc triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết. Ảnh minh họa |
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh, xuất khẩu các ngành hàng, triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Trong đó, tập trung vào các ngành hàng chủ yếu:
Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: Đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao. Ưu tiên các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động phát triển thương hiệu nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu cho những mặt hàng thâm dụng lao động và có tính cạnh tranh cao như dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình
Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, nâng cao năng lực đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn tại các thị trường xuất khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, lâm, thủy sản chế biến sâu; chú trọng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Ba là, cung cấp thông tin thị trường, nâng cao hiệu quả xúc tiến xuất khẩu: Tăng cường cập nhật, cung cấp thông tin về cơ hội xuất khẩu và biến động chính sách tại các thị trường xuất khẩu cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường các nước tham gia các Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để doanh nghiệp kịp thời khai thác.
Triển khai thường xuyên, liên tục các hình thức xúc tiến xuất khẩu nhằm thúc đẩy giao thương, kết nối với các đối tác xuất khẩu như các hoạt động giao thương, hội chợ triển lãm tại các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng; tổ chức mời các đoành doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam giao dịch mua hàng...
Bốn là, tổ chức phổ biến, hướng dẫn về nội dung các cam kết và cách thức tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương bằng nhiều hình thức trực tiếp, trực tuyến, tiện tra cứu, khai thác.
Năm là, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ lợi ích hợp pháp tại nước ngoài: Chủ động nắm bắt thông tin, phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại tại nước ngoài, bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam.
Sáu là,đơn giản hóa thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ, đẩy mạnh chuyển đổi số cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Từ ngày 1/1/2024, Việt Nam đã thực hiện việc cấp C/O điện tử cho doanh nghiệp bao gồm các mẫu C/O: AANZ, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VJ, VC, VN-CU và S. Đối với C/O mẫu D (sang các nước ASEAN) và C/O mẫu AK, VK (sang Hàn Quốc), Việt Nam đã thực hiện việc truyền dữ liệu C/O điện tử.