【kết quả j league】Lao động nước ngoài tại Việt Nam: Đóng BHXH bắt buộc bằng 8% lương?

trang 7

Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đến nay đã tăng gần 84.000 người.

Hưởng cả 5 chế độ như lao động Việt Nam

TheđộngnướcngoàitạiViệtNamĐóngBHXHbắtbuộcbằnglươkết quả j leagueo số liệu từ Bộ LĐTB&XH, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang tăng nhanh trong những năm qua, từ 12.602 lao động năm 2004 đến nay đã tăng lên gần 84.000 người. Hầu hết người lao động (NLĐ) nước ngoài làm việc tại Việt Nam có trình độ, tay nghề cao, được cấp phép lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cần thiết. Việc xây dựng nghị định ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nước ngoài tại Việt Nam, còn nhằm bảo vệ quyền lợi NLĐ Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài thông qua các hiệp định song phương về BHXH.

Luật BHXH năm 2014 đã bổ sung quy định, từ ngày 1/1/2018 mở rộng đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam: “Là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.

BHXH Việt Nam cho biết, theo quy định của một số nước thì việc áp dụng BHXH đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng sẽ mở ra cơ hội cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được tiếp cận thêm các chế độ BHXH của quốc gia mà người lao động đến làm việc.

Theo dự thảo, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên sẽ phải đóng BHXH bắt buộc. Các chế độ BHXH bắt buộc gồm 5 chế độ: Ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp - tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất. Tiền lương tháng tính đóng BHXH gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định. Hàng tháng, NLĐ nước ngoài sẽ đóng BHXH với mức đóng 8% lương vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người sử dụng lao động nước ngoài phải đóng tối đa bằng 18% tháng lương trả cho NLĐ, gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; tối đa 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

BHXH Việt Nam cho biết, đã thống nhất với Bộ LĐTB&XH về một số nội dung cơ bản tại dự thảo nghị định. Theo đó, về chế độ nên quy định được hưởng cả 5 chế độ BHXH như đối với NLĐ Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng có cân nhắc trong thiết kế từng chế độ cho phù hợp.

Cần có những hiệp định song phương

Liên quan đến tác động của nghị định khi triển khai thực hiện vào đầu năm 2018, nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã nêu ra một số khó khăn, vướng mắc. Trong Báo cáo Chỉ số môi trường kinh doanh BCI quý I/2017 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu

(Eurocham) công bố ngày 29/5 cho thấy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nếu chi phí lao động gia tăng do quy định mở rộng định nghĩa tiền lương được sử dụng làm cơ sở tính mức đóng BHXH, trong đó có mức đóng BHXH mở rộng áp dụng cho NLĐ nước ngoài. Eurocham cho rằng, sự thay đổi này sẽ gia tăng gánh nặng chi phí lao động cho các doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát, khoảng 53% doanh nghiệp phản hồi quy định sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực, chỉ 6% tin rằng đó là một bước đi tích cực.

Cho ý kiến về dự thảo nghị định trên, đại diện nhiều công ty nước ngoài khác hoạt động tại Việt Nam (Công ty PouChen (Đài Loan), Unilever Việt Nam…) cũng nêu khó khăn liên quan đến việc thực hiện quá nhiều chế độ BHXH (5 chế độ), các hạn chế về ngôn ngữ, nhu cầu tham gia BHXH tại Việt Nam đối với NLĐ nước ngoài…

Trong Hội thảo lấy ý kiến tham gia Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới diễn ra gần đây, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu khẳng định, việc xây dựng nghị định về thực hiện BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng; phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Tổ chức Lao động quốc tế. BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài đã được quy định cụ thể trong Luật BHXH 2014, nhằm đảm bảo bình đẳng, an sinh cho NLĐ nước ngoài tại Việt Nam; cũng như làm căn cứ trong các thoả thuận song phương, đa phương để quyền lợi, chế độ BHXH của NLĐ tại các nước được thực hiện thống nhất, tương đồng.

Tuy nhiên, cũng theo ông Liệu, việc xây dựng nghị định này đang gặp nhiều vướng mắc như việc thống nhất mức đóng, mức hưởng chế độ BHXH giữa các nước; liên thông dữ liệu giữa các quốc gia; việc chuyển đổi tiền tệ; quy định về thuế… Việt Nam cần có những hiệp định song phương về chính sách BHXH với các quốc gia khác để NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải đóng BHXH hai lần ở cả hai nước… đồng thời, có thể quy đổi, thực hiện chính sách BHXH một cách liên thông, tương đồng, bình đẳng. Đây là vấn đề tốn nhiều thời gian và công sức, nếu không làm được thì bản thân NLĐ sẽ không mặn mà tuân thủ, khiến cho việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Mai Lâm