Hai sinh viên giành giải nhì cuộc thi Khởi nghiệp – Sáng tạo Huế 2016
Bắt đầu từ ý thức bảo vệ môi trường
Ân tâm sự,ừnhữngthảomộcgầngũbóng đá cúp c1 hôm nay khi còn là sinh viên năm 3 đi thực tập, thấy người dân một số vùng trồng rau phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học rồi vứt vỏ chai bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, Ân mong muốn tìm sản phẩm thuốc trừ sâu cải thiện tình trạng này. Cuộc thi Khởi nghiệp – Sáng tạo Huế 2016 mở ra đúng lúc Ân đang “thai nghén” ý tưởng “Phát triển và mở rộng thuốc trừ sâu sinh học từ các loại thảo mộc”. Ngay lập tức, nữ sinh viên Trường ĐH Nông lâm này chọn đây làm ý tưởng để dự thi.
Ân giải thích, vấn đề rau sạch trở thành nỗi lo của người tiêu dùng. Người trồng rau loay hoay tìm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật an toàn thực phẩm, tránh ô nhiễm môi trường, nhưng lại không biết sản phẩm nào phù hợp. “Ớt, tỏi, gừng, hành, sả là những thảo mộc có lợi và gần gũi với người nông dân. Theo nghiên cứu, trung bình mỗi sào rau ngắn ngày, người trồng rau chỉ cần phun khoảng 200ml thuốc trừ sâu sinh học từ thảo mộc, giá khoảng 35.000 đồng, ngang bằng với các loại thuốc trừ sâu khác nhưng đảm bảo môi trường và an toàn cho người trồng”. Ân cho biết.
Bắt đầu mày mò nghiên cứu, sau đó nửa chặng đường cuộc thi có Hiệp giúp sức thêm, cả hai trải qua nhiều khó khăn, từ việc xin các mảnh vườn của người dân để thử nghiệm, nghiên cứu đặc tính của từng loại thảo dược để tính được tỷ lệ của từng loại trong sản phẩm. Khó nhất là “đánh đu” với thời tiết. “Không có tiền nên không thể đầu tư được mái che, mỗi lần phun thuốc lên rau mà gặp mưa xuống là coi như thất bại”, Hiệp kể.
Cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp là sân chơi dành cho các bạn trẻ và doanh nhân trẻ hiện thực hóa các ý tưởng dự án về các sản phẩm, dịch vụ và mô hình khởi nghiệp sáng tạo của mình. Ngoài ý tưởng, người tham dự phải thuyết phục được Ban Giám khảo về tương lai của sản phẩm do mình nghiên cứu. Phạm Thị Ân trải lòng: Khi đã nghiên cứu thành công sản phẩm, em và Hiệp phải tra cứu hàng loạt tài liệu định hướng kinh doanh do không am hiểu nhiều về kinh tế. Tại diễn đàn “Thanh niên Việt Nam và Phát triển bền vững 2016” Ân trình bày ý tưởng và không ngần ngại xin mọi người góp ý. Nhờ đó, cả hai đã tìm được một hướng đi sáng và tiến đến vòng chung kết cuộc thi rồi đoạt giải.
Bệ phóng để nghiên cứu
Đánh giá về cuộc thi, ông John Richard Tapper, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư cộng hưởng, Trưởng Ban giám khảo cho rằng, theo quan điểm của các nhà kinh doanh, dự án của các đội tham gia đã thể hiện được mô hình kinh doanh họ ấp ủ và có thể hoàn thiện hơn để triển khai trong tương lai. Đây là những ý tưởng kinh doanh tốt, có thể phát triển bền vững và vươn ra thế giới. |
Ân và Hiệp chia sẻ, giải thưởng là món quà tiếp thêm động lực để cả hai tiếp tục nghiên cứu đưa sản phẩm đến gần hơn với người nông dân, không chỉ ứng dụng cho mô hình vườn rau gia đình mà còn phát triển ra mô hình trang trại, nông trại, hợp tác xã.
Hiện tại, sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ thảo mộc được nhiều hộ dân sử dụng và đánh giá cao. Bà Đàm Thị Nguyệt, khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP. Huế chia sẻ: Trước đây còn nghi ngại khi Ân và Hiệp đến thuyết phục thử nghiệm sản phẩm. Là sinh viên và sản phẩm chưa được ai chứng nhận nên bà lo sẽ phá hỏng vườn rau của mình hoặc ảnh hưởng đến chất lượng rau. Tuy nhiên, bây giờ, nhờ hiệu quả của loại thuốc này mà một sào rau của gia đình không chỉ đủ rau ăn mà còn có thể đem bán”.
Thuốc trừ sâu sinh học từ thảo mộc do hai sinh viên Trường ĐH Nông lâm nghiên cứu phun lên rau ngắn ngày giúp giảm được khoảng 60% các loại sâu bệnh như các loại sâu tơ, sâu cuốn lá, bọ cánh cứng, kiến mối,… Tương lai, Ân và Hiệp tiếp tục đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng cho nhiều loại nông sản, đồng thời liên kết với các địa phương có diện tích rau lớn tại Huế sử dụng sản phẩm, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
Minh Tâm