Ông Alain Raes,ìsaogiaodịchchuyểntiềntạiViệtNamlạiđắtđỏketquabongda chau au Giám đốc điều hành phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông, châu Á của SWIFT lý giải tại "Diễn đàn doanh nghiệp SWIFT Việt Nam" tổ chức ngày 21/7.
Thu phí ATM làm tăng thói quen sử dụng tiền mặt
Ông Alain Raes phân tích, mức phí tính cho khách hàng sẽ phụ thuộc vào ứng dụng công nghệ, dung lượng thông tin và cả các khoản chi phí thanh toán cho bên thứ ba.
Ngoài ra, có một nguyên tắc nữa là giao dịch càng nhiều thì chi phí càng lớn. Việt Nam có lượng dân số đông, tuy nhiên chưa đảm bảo dung lượng thị trường như mong muốn. Chính vì thế, cần phải làm gì đó để người Việt Nam vui vẻ khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua mạng và văn hoá chuyển tiền qua mạng sẽ trở thành văn hoá của Việt Nam.
Toàn cảnh Diễn đàn doanh nghiệp SWIFT Việt Nam |
Theo số liệu được đưa ra tại Diễn đàn, ở Việt Nam để đầu tư cho mỗi cây ATM, ngân hàng phải mất khoảng 200-400 triệu đồng, cộng thêm 400 triệu đồng đầu tư cho chi phí công nghệ, phần mềm. Tính ra mỗi năm ngân hàng sẽ phải bỏ ra vài chục tỷ đồng để duy trì hệ thống này. Do đó, ngân hàng thường áp dụng chính sách miễn phí 1, 2 năm đầu, nhưng sau đó sẽ tiến hành thu phí.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại, chính việc các ngân hàng thu phí dịch vụ ATM cao là nguyên nhân dẫn đến việc người dân sử dụng tiền mặt ngày càng nhiều hơn.
"Bởi vì để tiết kiệm chi phí, người dân sẽ rút nhiều hơn cho mỗi lần giao dịch, vô hình chung đã khuyến khích cho việc người dân nắm giữ nhiều tiền mặt hơn", ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân tích.
Chuyển tiền qua mạng sẽ là văn hóa của người Việt
Ông Alain Raes nhận định, với tốc độ tăng trưởng trung bình ấn tượng khoảng 6% GDP/năm của Việt Nam hiện nay thì hạ tầng tài chính, trong đó đặc biệt là yêu cầu về thanh toán sẽ là một phần không thể thiếu. Các giao dịch tài chính tại Việt Nam đang phát triển theo cấp số nhân.
Do đó, Việt Nam sẽ cần tới hệ thống hạ tầng mạnh để duy trì đà tăng trưởng này. Đồng thời, hệ thống thanh toán sẽ phải thay đổi, nhất là việc phải có phương thức thanh toán 24/7, tức là giao dịch thông suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. "Chắc chắn, trong tương lai, chuyển tiền qua mạng sẽ là văn hóa của người Việt Nam", ông Alain Raes nói.
Trước những yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra, ông Nguyễn Toàn Thắng khẳng định, phát triển hệ thống thanh toán hiện đại, đồng bộ là ưu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn tới. Đặc biệt, hiện tại, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn chung, cải thiện cơ sở hạ tầng để thực hiện giao dịch tài chính xuyên biên giới hiệu quả hơn, nhằm giảm chi phí, thu hút nhà đầu tư nước ngoài.../.
Theo số liệu đưa ra tại Diễn đàn, trong năm 2014, tổng khối lượng giao dịch qua ATM đạt khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó có khoảng 8% là giao dịch liên ngân hàng. Lượng giao dịch tăng trưởng lên tới 20% mỗi năm. Các giao dịch qua ATM chủ yếu là rút tiền, chiếm gần 80%. |
Sâm Uyên