【số liệu thống kê về man city gặp nottingham forest】Bệnh nhân ung thư thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh thì phải làm thế nào?
Hướng dẫn sử dụng Tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn | |
170.000 lượt khách xuất, nhập cảnh sân bay Nội Bài dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi | |
Có khoảng 7,1 triệu lượt hành khách xuất nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài |
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt báo cáo về một số nội dung lớn của còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam |
Không hạn chế nhập cảnh trong mọi trường hợp
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý bước đầu đối với dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Báo cáo về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 15/7, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết: Tại kỳ họp, một số ý kiến đề nghị bổ sung điều kiện nhập cảnh để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với từng loại đối tượng.
Trong đó, có ý kiến đề nghị bổ sung điều kiện nhập cảnh là người không có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn sinh học, không mang bệnh, mầm bệnh liên quan tới sức khỏe cộng đồng, không bị tạm hoãn xuất cảnh; người mất năng lực hành vi dân sự và người chưa đủ 14 tuổi phải có người đại diện hợp pháp đi cùng; đồng thời, tham khảo các điều ước quốc tế có liên quan, các hành vi bị nghiêm cấm để bổ sung vào điều kiện nhập cảnh.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị không bổ sung điều kiện nhập cảnh, vì đã xuất cảnh thì phải được nhập cảnh theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nêu rõ: Công dân Việt Nam khi xuất cảnh ra nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài luôn được tạo điều kiện thuận lợi để nhập cảnh về nước và không bị hạn chế bất kỳ trường hợp nào là phù hợp với chủ trương của Đảng. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đều đã khẳng định quyền trở về nước của công dân không bị hạn chế.
Trường hợp công dân Việt Nam khi ra nước ngoài có hành vi xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến quốc phòng, an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật khi công dân nhập cảnh về Việt Nam.
Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự khi nhập cảnh, nếu không có người đại diện hợp pháp đi cùng thì không thể không cho họ nhập cảnh nhằm bảo vệ công dân Việt Nam và thực tế tại các cửa khẩu, lực lượng chức năng đã phải giải quyết cho nhiều trường hợp như vậy nhập cảnh Việt Nam.
Do đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị không hạn chế quyền nhập cảnh của công dân trong bất kỳ trường hợp nào.
Xem xét kỹ tạm hoãn xuất cảnh
Về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nhấn mạnh: Đây là nội dung có liên quan trực tiếp đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, liên quan đến quốc phòng, an ninh, sức khỏe cộng đồng, là nội dung quan trọng của dự thảo Luật.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo phát biểu tại phiên họp |
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh đã tiến hành rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan và đề nghị thiết kế lại điều luật này cho rõ ràng hơn, thống nhất trong hệ thống pháp luật, có viện dẫn mà không sao chép; thu hẹp diện các đối tượng bị tạm hoãn tại khoản 4 và khoản 5 cho sát hợp với thực tiễn; quy định chặt chẽ hơn các trường hợp bị tạm hoãn để tránh việc lạm dụng, lợi dụng làm ảnh hưởng đến quyền công dân…
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị bổ sung tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp: “Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” và “người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án”.
Bổ sung quy định cụ thể hơn: “Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh và chữa bệnh”.
Liên quan tới vấn đề này, bà Lê Thị Nga-Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội nêu quan điểm: Dự luật có nhiều điều liên quan đến quyền công dân, quyền con người nên phải rà soát kỹ để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống luật cũng như tính khả thi. Trong đó, nội dung liên quan các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh cần chiếu theo luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự...
Về bổ sung quy định “Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”, theo bà Lê Thị Nga, cách đặt vấn đề là đúng nhưng nội dung còn chung chung. “Khi nào là “đặc biệt nghiêm trọng” hay “xét thấy cần ngăn chặn”? Do đó, tôi đề nghị rà soát hết quy định liên quan để tránh ảnh hưởng quyền con người, quyền công dân; tránh tuỳ tiện lạm dụng trong thực tế”, bà Nga nói.
Giải trình các vấn đề mà đại biểu quan tâm,Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương đồng tình với các ý kiến đã nêu về tạm hoãn xuất nhập cảnh (trong các điều 21, 22, 36, 37, 38) và cho rằng, các diện đối tượng quá rộng sẽ khó cho các cơ quan thực hiện.
Ví dụ, có trường hợp nằm trong diện tạm hoãn nhưng lại đang mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư), cần khẩn trương ra nước ngoài chữa trị thì giải quyết thế nào? “Việc quyết định tạm hoãn là rất khó khăn, đụng chạm đến quyền con người, quyền công dân nên tôi đồng tình với các ý kiến cho rằng cần rà soát kỹ lưỡng phạm vi đối tượng tạm hoãn xuất cảnh, bảo đảm chặt chẽ”, ông Vương nói.