Cán bộ dự án DISTINCT hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập tô màu
Những tín hiệu tích cực
Bà Thị Liên ở ấp Sóc Trào A,ứcgiảmthiểutỷlệkhuyếttậtởtrẻlink fcb8 xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản cho biết: “Con gái Thị Nguyễn Như Anh (SN 2013) đang học lớp 2, nhưng tiếp thu chậm hơn các bạn cùng lớp. Thầy cô giảng trên lớp bé học trước, quên sau mà ở nhà cũng nhớ nhớ, quên quên. Là chị nhưng bé chậm hơn 2 đứa em. Được cán bộ dự án dạy nhận biết chữ, hình và cách làm toán bé cũng đã làm được”.
Cũng được khám sàng lọc, em Nguyễn Thị Quỳnh Như (SN 2012) đang được dự án theo dõi theo quy trình can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Dù đã 9 tuổi nhưng Quỳnh Như chỉ mới nhận thức được giống như trẻ 7 tuổi. Quỳnh Như có em gái song sinh, nhưng em gái nhanh nhẹn và phát triển bình thường, còn Quỳnh Như phát triển rất chậm về trí não. Bà Nguyễn Thị Dung ở ấp Sóc Trào A chia sẻ: Cháu nội Quỳnh Như đã mổ bệnh tim bẩm sinh. Cháu đi học nhận thức chậm hơn các bạn trong lớp. Gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng (TP. Hồ Chí Minh) thì bác sĩ kết luận bé chậm phát triển trí não. Tham gia dự án, tôi thấy cháu có thay đổi, đi học nhớ bài. Chỉ mong trí não của cháu phát triển bình thường.
Tại Bình Phước, dự án DISTINCT được triển khai từ ngày 1-6-2018, kéo dài đến ngày 30-9-2021 tại 2 huyện Đồng Phú và Hớn Quản với tổng kinh phí gần 15,9 tỷ đồng. Dự án thực hiện tại huyện Đồng Phú đã có những tín hiệu tích cực, nhất là sự thay đổi, phát triển của trẻ khuyết tật sau khi tham gia dự án. Tháng 10-2019, dự án bắt đầu tiến hành sàng lọc cho trẻ dưới 6 tuổi và triển khai các hoạt động từ tháng 1-2020 tại huyện Hớn Quản. |
Từ khi tham gia dự án và được các chuyên gia hướng dẫn các bài tập can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, qua 3 lần tiếp xúc, em Điểu Thanh Phong (SN 2012) đã có những tiến triển tích cực, tính toán, trả lời các câu hỏi đúng và nhanh hơn. “Qua vài bài tập, thao tác, tôi thấy con mình thay đổi rõ rệt. Trước đây, cháu rất chậm, tính toán hay sai và nhút nhát. Gia đình cũng cố gắng đồng hành với con theo hết dự án để giúp con phát triển toàn diện” - chị Thị Phương Nhung ở ấp Sóc Trào B, xã Tân Lợi cho biết.
Tại huyện Hớn Quản, dự án DISTINCT đã sàng lọc hơn 9.250 trẻ em từ 0-6 tuổi. Qua đó phát hiện hơn 700 trẻ có dấu hiệu nghi ngờ khuyết tật và đưa vào danh sách can thiệp cho 366 trẻ. Dự án đã thực hiện các bước gồm đánh giá khả năng của trẻ và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật.
Thạc sĩ Trần Cẩm Thúy, chuyên gia giáo dục đặc biệt của dự án cho biết: Quy trình can thiệp tại nhà cho trẻ khuyết tật sẽ kéo dài trong vòng 5 tháng. Từ tháng thứ 7, dự án bắt đầu xây dựng chương trình can thiệp dài hạn và chuyển giao các hoạt động can thiệp tại nhà cho phụ huynh. Giai đoạn sau cùng, từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 12, dự án theo dõi, giám sát và thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động can thiệp tại nhà của phụ huynh.
Đồng hành với con để đạt hiệu quả tốt nhất
Theo dự án, phụ huynh tham gia được hỗ trợ tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết, hỗ trợ kỹ thuật và các bài tập phục hồi chức năng phù hợp để can thiệp cho trẻ tại nhà, như: Tư vấn kết quả đánh giá và định hướng can thiệp; hướng dẫn trẻ làm một số kỹ năng độc lập; đánh giá khả năng, nhu cầu và xác định mục tiêu can thiệp… “Cha mẹ là người có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Với trẻ khuyết tật thì vai trò của cha mẹ càng quan trọng hơn. Hơn ai hết, cha mẹ chính là người hiểu, yêu thương và quan tâm con nhất. Phát hiện sớm và can thiệp sớm là phương pháp hiệu quả giúp trẻ khuyết tật, trẻ có nhu cầu đặc biệt ngăn ngừa các yếu tố dẫn đến chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng của trẻ, phát huy tiềm năng để trẻ phục hồi, hòa nhập và phát triển. Do đó, bên cạnh sự hướng dẫn của cán bộ dự án thì cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần quan tâm và dành thời gian nhiều hơn cho con em mình để những bài tập can thiệp đạt hiệu quả cao” - thạc sĩ Trần Cẩm Thúy chia sẻ.
Dự án DISTINCT đã tập huấn cho 184 cán bộ y tế, thương binh và xã hội của 24 xã, thị trấn thuộc 2 huyện Đồng Phú và Hớn Quản về việc sử dụng bộ công cụ sàng lọc, nâng cao nhận thức về khuyết tật trẻ em và mô hình phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em. Hơn 500 phụ huynh, người chăm sóc được huấn luyện tăng cường nâng cao năng lực chăm sóc can thiệp cho trẻ khuyết tật. Dự án tổ chức sàng lọc cộng đồng cho 19.043 trẻ (từ 0-6 tuổi) trên địa bàn 2 huyện, phát hiện 1.410 trẻ có dấu hiệu nghi ngờ khuyết tật; 1.245 trẻ có dấu hiệu nghi ngờ được tiến hành khám, phân loại khuyết tật và đánh giá phát triển phát hiện đưa vào danh sách hỗ trợ 654 trẻ khuyết tật. Đồng thời phối hợp Bệnh viện Răng Hàm Mặt (TP. Cần Thơ) mổ mắt cho 4 trẻ; phối hợp với tổ chức VinaCapital khám, đo thính lực và cấp máy trợ thính miễn phí cho 10 trẻ khiếm thính ở huyện Đồng Phú.