Thế giới đã bước vào giai đoạn khủng hoảng do tác động của dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Dân trí
Cụ thể,ếgiớiđãbướcvàogiaiđoạnkhủnghoảbong da so 24 nữ lãnh đạo cho biết: “Rõ ràng là chúng ta đã bước vào giai đoạn khủng hoảng” thậm chí còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2009.
Khi kinh tế thế giới “dừng đột ngột”, bà Kristalina Georgieva ước tính, nguồn quỹ dự kiến cần thiết cho nhu cầu tài chính chung của các thị trường mới nổi là 2,5 nghìn tỷ USD.
Trong bối cảnh hiện nay, hơn 80 quốc gia, chủ yếu là các nước có thu nhập thấp đã và đang yêu cầu viện trợ khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Được biết, trước những chính sách của các quốc gia trong mùa đại dịch, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cũng hoan nghênh gói kích thích kinh tế trị giá 2,2 nghìn tỷ USD được Thượng viện Mỹ thông qua. Theo bà, điều này là hoàn toàn cần thiết để nâng đỡ nền kinh tế lớn nhất thế giới chống lại sự suy giảm đột ngột của các hoạt động kinh tế.
Cập nhật thống kê từ trang Worldmeters, tính đến 5h22p ngày 28/3 (tức 12h22p cùng ngày theo giờ Việt Nam), trên thế giới đã có tổng cộng 597.458 ca dương tính với COVID-19. Số ca tử vong hiện đang ở mức 27.370 trường hợp và 133.373 người đã bình phục.
Trên toàn cầu, Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với 104.256 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1.704 ca tử vong. Theo sau đó là Italy với 86.498 ca dương tính nhưng có đến 9.134 người tử vong và Trung Quốc là 81.394 ca nhiễm, với 3.259 người tử vong.
Để ngăn chặn đại dịch lây lan, một số quốc gia, đơn cử như tại Nhật Bản, chính quyền đã kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài hết mức có thể. Song vẫn có rất nhiều người ở thủ đô Tokyo và Osaka vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường như khi dịch bệnh chưa xảy ra. Hay ở Australia, nước này đã và đang tăng cường thực thi các biện pháp cách ly xã hội vào ngày 28/3, như triển khai chế tài phạt hành chính, đóng cửa các bãi biển và áp dụng những biện pháp mạnh hơn khi có người cố tình không tuân thủ yêu cầu hạn chế đi lại.
Đan Lê(Lược dịch từ CNA, Worldmeters & Reuters)