Chia sẻ tại tọa đàm “Doanh nghiệp FDI trong tăng trưởng xanh của Việt Nam” ngày 27/4,ệpFDIđãrótkhoảngtỷUSDchotăngtrưởlịch thi đấu giải vô địch quốc gia hàn quốc ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI, là rất lớn.
Theo ông Tuấn, doanh nghiệp FDI đã giúp tạo nên sự thay đổi hành vi trong việc sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu về tăng trưởng xanh.
“Khu vực doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển xanh như năng lượng tái tạo, hay đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh. Con số này chiếm khoảng 2% GDP và bình quân tăng trưởng trong suốt 2 năm vừa qua đạt khá cao, từ 10-13%. Đây là một trong những tín hiệu rất tốt”, ông Tuấn cho hay.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, cho rằng, dù Việt Nam đã cam kết rất nhiều về tăng trưởng xanh, bền vững, giảm phát thải, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ về hợp tác xây dựng nền kinh tế tuần hoàn; gia nhập nhiều hiệp định, hiệp ước và hợp tác và mới nhất là chiến lược giảm phát thải về 0% vào năm 2050... tuy nhiên, từ chính sách đến thực tiễn còn một khoảng cách rất lớn.
Cùng với đó, dù FDI có hình mẫu phát triển xanh, nhưng theo báo cáo tổng kết lũy kế từ trước năm 2021, tỷ lệ công nghệ cao của doanh nghiệp FDI vẫn thấp: chỉ có 5% sử dụng công nghệ cao, 15% doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu và 80% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình.
“Đấy là chỉ số lũy tiến từ khi chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, thậm chí chưa quan tâm nhiều đến môi trường. Thu hút đầu tư nước ngoài chỉ cần vốn, giải quyết lao động, chỉ cần có xuất khẩu… Nhưng rất mừng, một số doanh nghiệp như Lego, Nestlé và nhiều DN khác vào Việt Nam,... đã quan tâm đến công nghệ cao.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện chưa có số liệu cụ thể, song tôi tin 3-4 năm gần đây, chỉ số đó thay đổi rất nhiều”, ông Toàn nói thêm.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), lưu ý, trước các cam kết giảm phát thải ròng của Chính phủ và các kế hoạch, lộ trình được vạch ra, các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng cũng phải thay đổi cách thức đầu tư và chiến lược kinh doanh.
“Các doanh nghiệp FDI cũng vậy, họ phải thay đổi cách thức sử dụng công nghệ và công thức tạo giá trị thặng dư thay vì máy móc, công nghệ cũ phải dùng loại mới. Nếu Việt Nam không cam kết tăng trưởng xanh, đặt tiêu chuẩn cao và phấn đấu phát thải 0% vào năm 2050, các doanh nghiệp sẽ đổ xô mua công nghệ lạc hậu”, ông Vinh nói.
Cũng theo ông Vinh, thách thức lớn cho tăng trưởng xanh, bền vững là nguồn lực tài chính xanh, con người. Việt Nam muốn huy động được nước ngoài tham gia quá trình này thì phải có chiến lược, quy định thế nào để đáp ứng được khoản đầu tư xanh.
“Đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần phải nhìn lại, soi vào những chiến lược, đặc biệt là chiến lược tăng trưởng xanh, để định vị lại giá trị của mình, không chỉ là vai trò mà chính là cách doanh nghiệp tạo ra những giá trị gia tăng như thế nào”, ông Vinh nhấn mạnh.
Để kinh tế xanh đạt mốc 300 tỷ USD vào năm 2050, cần bước đột pháBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam cần có những bước đi đột phá, quyết liệt hơn nữa để đưa kinh tế xanh đạt được mốc 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050.