Sau 4 tuần phục hồi liên tiếp,ịtrườngchứngkhoánNhạycảmvớilãisuấkết quả giải bóng đá việt nam thị trường chứng khoán trong nước (20 – 24/5) trải qua một tuần biến động mạnh và kết tuần bằng một phiên giảm sâu khiến chỉ số VN-Index có tuần giảm nhẹ. Áp lực bán chốt lời gia tăng khi chỉ số VN-Index tiến tới vùng kháng cự mạnh quanh mốc 1.280 điểm. Lực bán là tương đối lớn kết hợp với diễn biến bán ròng mạnh của khối ngoại đã tác động tới tâm lý của nhà đầu tư. Đáng chú ý nhất là phiên giảm sâu cuối tuần đến khá bất ngờ, xóa đi những kỳ vọng thị trường có thể vượt đỉnh sau phiên hưng phấn kế trước.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 1.261,93 điểm, giảm 11,18 điểm so với phiên cuối tuần trước, tương đương với mức giảm khoảng 0,88%. Như vậy, chỉ số VN-Index đã không trụ được mức kháng cự 1.280 điểm, mà chính thức cắt đứt chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp trước đó.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính dù cũng giảm khá mạnh trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng điểm. Theo đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa tuần tại 241,72 điểm, tăng nhẹ +0,07 điểm so với tuần trước; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index cũng tăng 1,43%, đạt 94,4 điểm.
Trước biến động mạnh của thị trường, các nhóm ngành cũng có sự thay đổi khá mạnh và phân hóa. Bên cạnh nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa tăng mạnh trong tuần trên sàn UPCoM, một số ít các ngành cho thấy diễn biến tích cực trong tuần, điển hình là cổ phiếu bảo hiểm… Tuy nhiên, nhiều nhóm khác lại diễn biến tiêu cực hơn trước áp lực bán mạnh như ngân hàng, dịch vụ tài chính, bất động sản…
Theo đó, trên thị trường tuần qua, nhiều cổ phiếu trên sàn UPCoM giao dịch rất sôi động, nổi bật và tăng giá mạnh như: ALV (+32,53%), PVO (+29,82%), VTK (+26,53%), VTD (+17,28%), MML (+18,43%), BSR (+15,31%), VEA (+13,94%)....
Các cổ phiếu ngành bảo hiểm cũng để lại dấu ấn tăng mạnh trong tuần qua, nhiều mã hướng đến vùng đỉnh cũ lịch sử, nổi bật như: MIG (+20,35%), BMI (+10,17%), BVH (+9,18%), ABI (+7,63), BIC (+7,52%)...
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán trong tuần tăng rất mạnh so với tuần trước. Dòng tiền trong tuần có sự luân phiên giữa các nhóm ngành, song tập trung nhiều hơn vào các nhóm vốn hóa trung bình, nhỏ. Tính chung trên toàn thị trường, thanh khoản bình quân 3 sàn đạt tới 32.279 tỷ đồng/phiên, tăng tới +40,2% so với tuần trước. |
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu công nghệ, viễn thông với diễn biến tăng giá mạnh trong những tuần trước đa số bắt đầu chịu áp lực bán, điều chỉnh mạnh với thanh khoản vược mức trung bình như: VTP (-8,13%), CTR (-5,88%), FOX (-3,05%), CMG (-2,61%)...
Các cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính, chứng khoán diễn biến tương tự khi chịu áp lực bán mạnh nhưng có sự phân hóa. Trong khi các mã VND (-8,45%), CSI (-6,74%), VFS (-6,67%), APG (-5,42%).... giảm, thì ngược lại cũng có một số mã vẫn tăng tích cực như: BVS (+10,50%), TVB (+9,22%), APS (+5,80%)...
Cũng không ngoại lệ, các cổ phiếu bất động sản dân dụng, bất động sản khu công nghiệp, cao su đa số cũng chịu áp lực bán mạnh đột biến trong phiên cuối tuần và kết tuần giảm như: DRH (-7,51%), NTL (-6,61%), DIG (-4,96%), NDN (-4,59%)... Trong khi đó, nhóm này vẫn có một số mã tăng khá như: CSC (+21,89%), NHA (+14,34%), DTD (+11,66%), HDG (+10,58%)...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến không nổi bật và có sự phân hóa. Các mã ngân hàng lớn không tạo được sự dẫn dắt, trong khi một số mã giảm như: BVB (-4,76%), TCB (-3,83%), SHB (-3,75%), TPB (-3,53%)… Tuy vậy, nhóm ngân hàng trong tuần cũng có một số mã có diễn biến tăng bất ngờ khi xuất hiện các thông tin tích cực như: ABB (+10,26%), KLB (+5,31%), ACB (+3,53%)...
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán trong tuần tăng rất mạnh so với tuần trước. Dòng tiền trong tuần có sự luân phiên giữa các nhóm ngành, song tập trung nhiều hơn vào các nhóm vốn hóa trung bình, nhỏ. Tính chung trên toàn thị trường, thanh khoản bình quân 3 sàn đạt tới 32.279 tỷ đồng/phiên, tăng tới +40,2% so với tuần trước.
Thanh khoản tăng tốt trên cả 3 sàn, đặc biệt là sự nổi bật của sàn UPCoM. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân phiên sàn HOSE đạt 27.670 tỷ đồng/phiên, tăng 37,6% so với tuần trước. Trên sàn HNX niêm yết, thanh khoản bình quân phiên cũng tăng +28,2%, đạt 2.512 tỷ đồng/phiên. Ấn tượng nhất là sàn UPCoM, giá trị giao dịch bình quân đạt 2.097 tỷ đồng/phiên, tăng tới +120,3% so với tuần trước.
Khối ngoại có một tuần giao dịch rất tiêu cực, khi giá trị bán ròng tăng mạnh, hơn gấp đôi so với con số của tuần trước. Theo đó, trong tuần, khối ngoại đã bán ròng mạnh với -5.353 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với con số -2.458 tỷ đồng của tuần trước. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng kỷ lục, lên tới -28.066 tỷ đồng.
Lượng bán ròng chủ yếu tập trung trên sàn HOSE và UPCoM với lần lượt đạt -3.872 tỷ đồng và -1.448 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ bán ròng nhẹ trên HNX với -33 tỷ đồng.
Bên cạnh áp lực tâm lý về việc FED kéo dài hạ lãi suất, khiến đồng USD tăng giá, thị trường chứng khoán trong nước tuần qua chịu tác động khá mạnh từ các thông tin vĩ mô trong nước. Ngày 20/5/2024 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc với báo cáo của Chính phủ cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục hồi phục.
Sau phiên giảm mạnh kèm thanh khoản tăng cao trong phiên cuối tuần khiến rủi ro thị trường vào nhịp phân phối gia tăng. Tâm lý nhà đầu tư luôn nhạy cảm với diễn biến trên thị trường tiền tệ nên có thể áp lực bán mạnh còn duy trì trong những phiên đầu tuần tới. |
Thị trường tiền tệ là điểm nhấn về các yếu tố tác động tới thị trường chứng khoán tuần qua. Thị trường vàng biến động mạnh, tỷ giá tiếp tục tăng cao khiến Ngân hàng Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để bình ổn. Các rủi ro về áp lực tỷ giá, khả năng tăng lãi suất đã tác động tới tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường và cũng là một trong những nguyên nhân khiến lực bán tăng mạnh phiên cuối tuần.
Thị trường trải qua một tuần tăng giảm đan xen và với phiên giảm sâu cuối tuần thì cần thêm thời gian để kiểm đếm thêm. Tuy nhiên, sau phiên giảm mạnh kèm thanh khoản tăng cao trong phiên cuối tuần khiến rủi ro thị trường vào nhịp phân phối gia tăng. Tâm lý nhà đầu tư luôn nhạy cảm với diễn biến trên thị trường tiền tệ nên có thể áp lực bán mạnh còn duy trì trong những phiên đầu tuần tới.
Theo các chuyên gia của SHS Research, trong ngắn hạn, nếu giữ được vùng hỗ trợ 1.250 điểm trong các phiên sắp tới, VN-Index vẫn có thể duy trì kỳ vọng phục hồi trở lại hướng tới vùng 1.282 điểm – 1.287 điểm. Trong kịch bản kém tích cực hơn chỉ số sẽ có thể hướng tới tích lũy trong kênh giá rộng hơn 1.200 điểm – 1.250 điểm.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường chịu áp lực bán lớn và tâm lý chung kém hơn, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục. Cơ hội trung hạn sẽ xuất hiện kèm những đợt rung lắc mạnh, do vậy, việc nắm giữ những cổ phiếu nào trong giai đoạn này có thể sẽ quyết định hiệu quả đầu tư cho giai đoạn tới./.