Bộ NN&PTNT: Trung Quốc sẽ chi phối đầu ra của nông sản Việt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự báo đầu tháng 4,ứckinhdoanhhmớinhấtnóngnhấtngàlịch boóng đá hôm nay nhu cầu nhập khẩu nông sản của Trung Quốc tăng cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Đây sẽ là cơ hội dành cho việc tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam.
“Thị trường Trung Quốc sẽ là khu vực quyết định, chi phối đầu ra sản phẩm nông sản Việt Nam trong năm 2020. Do đó, cần huy động mọi nguồn lực (quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân) để tập trung chỉ đạo sâu sát, toàn diện để khai thác lợi thế này”, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
Cơ quan ngành nông nghiệp cũng cho rằng tháng 6-7, thị trường nhập khẩu nông sản của Mỹ và EU mới có thể trở lại bình thường, trong khi với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là tháng 6.
Trước những thách thức trong việc đối phó với dịch bệnh, thời tiết, để đạt mục tiêu xuất khẩu theo kế hoạch là 42 tỷ USD, Bộ NN&PTNT nhìn nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc phải đạt 10%, thị trường ASEAN 9%, thị trường khác cũng phải tăng 9% để bù đắp sự sụt giảm của thị trường Mỹ, EU.
Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ giải quyết các nút thắt về vốn tín dụng, thuế phí, logistic,… phục vụ cho phát triển sản xuất, duy trì thương mại nông sản trong quý II để chờ đà phục hồi quay trở lại vào quý III.
Cụ thể, đề xuất điều chỉnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường chế biến, bảo quản, lưu thông để linh hoạt thích ứng với bối cảnh dịch bệnh; thuân lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic; thúc đẩy toàn diện tiêu thụ trong nước.
Hãng ô tô đầu tiên tại Việt Nam tạm ngừng sản xuất vì Covid-19
Ford Việt Nam xác nhận thông tin nhà máy sẽ tạm thời đóng cửa vào ngày 26/3 tới đây với lý do để bảo đảm an toàn cho nhân viên trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Không chỉ Việt Nam mà nhà máy Ford tại các thị trường quốc tế bao gồm: Ấn Độ, Nam Phi và Thái Lan cũng được thông báo tạm ngừng sản xuất để ứng phó với dịch Covid-19.
Cụ thể, hoạt động sản xuất xe và động cơ sẽ được tạm dừng tại các nhà máy Ford trong khối các thị trường quốc tế (IMG) lần lượt từ ngày 21/3 tại Ấn Độ, ngày 26/3 tại nhà máy Ford Việt Nam ở Hải Dương và ngày 27/3 đối với nhà máy Ford tại Thái Lan và Nam Phi.
Hãng xe hơi Mỹ cũng cho biết, trước khi công bố các biện pháp này, tập đoàn Ford cũng đã có nhiều động thái khác bao gồm tạm thời dừng sản xuất xe và động cơ tại các nhà máy tại khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Nam Mỹ.
Ford cũng đã yêu cầu nhân viên làm việc từ xa, trừ các nhân viên đảm nhiệm các công việc thiết yếu và bắt buộc phải phải có mặt tại nơi làm việc.
Chính sách làm việc từ xa của tập đoàn vẫn đang tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có thông báo mới, điều này cũng góp phần giảm lây nhiễm virus corona. Các biện pháp phòng ngừa cũng đã được áp dụng để đảm bảo an toàn cho các nhân viên không thể làm việc từ xa.
Về thời gian trở lại làm việc, Ford cho hay, việc tạm dừng hoạt động sản xuất sẽ được thực hiện trong một vài tuần tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh, lệnh giới hạn từ các quốc gia, tình trạng ảnh hưởng của các nhà cung cấp, và tình hình tồn kho của đại lý.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất gần 90 năm
Ba chỉ số chính của Phố Wall phiên 24/3 phục hồi mạnh sau đợt bán tháo đầu tuần. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 11,37%, kết thúc tại 20.704 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất 87 năm. S&P 500 cũng tăng 9,38% lên 2.447 điểm, trong khi Nasdaq Composite tăng hơn 8% lên 7.417 điểm.
Các nhóm ngành chính như năng lượng và ngân hàng dẫn đầu đà tăng của thị trường. Nhóm năng lượng trong S&P 500 tăng 16,3%. Chỉ số theo dõi nhóm ngân hàng lớn cũng tăng xấp xỉ 13%.
Các nhà lập pháp cho biết lưỡng đảng của Mỹ đã tiến gần đến thỏa thuận về gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD, nhằm hỗ trợ tài chính cho người dân và vực dậy các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng. Giới chức Mỹ gần đây liên tục tung kích thích mạnh tay. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đầu tuần cũng công bố gói nới lỏng định lượng không giới hạn.
King Lip, chiến lược gia đầu tư tại Baker Avenue Asset Management, cho biết sự lạc quan về triển vọng thông qua gói kích thích đang thúc đẩy Phố Wall. Tuy nhiên, quỹ đầu tư của ông vẫn chưa tham gia lại thị trường.
"Với tất cả hành động quyết liệt này, chúng ta chỉ cần một chất xúc tác để châm lửa", Lip nói, "Đó chính là khi đại dịch đạt đỉnh và dần đi xuống".
Tâm lý nhà đầu tư cũng được xoa dịu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đang xem xét kế hoạch khởi động lại một phần nền kinh tế khi việc phong tỏa 15 ngày kết thúc vào tuần tới.
Cho thuê máy chơi game PS4, cục phát Wi-Fi ở VN mùa dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các phòng game PlayStation ở Hà Nội và TP.HCM phải đóng cửa khoảng hơn một tháng nay. Họ chuyển sang cho thuê máy chơi game tận nhà để có thu nhập trong mùa dịch.
Giá thuê máy PlayStation dao động từ 550.000-600.000 đồng/tuần hoặc thuê theo ngày với giá từ 100.000-120.000 đồng. Người thuê phải cọc 1-3 triệu đồng tiền máy. Phụ kiện bao gồm một máy PlayStation 4, 2 tay cầm, đĩa chơi game, dây HDMI và dây nguồn.
Ngoài máy chơi game, dịch vụ cho thuê cục phát Wi-Fi cũng thu hút nhiều người dùng trong mùa dịch.
Bảo My(t/h)