Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Việt Nam – doanh nghiệp nghiên cứu thị trường lớn số 1 tại Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát độc lập về thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất với tên gọi Báo cáo xếp hạng Brand Footprint (tạm dịch là Mức độ phổ biến thương hiệu).
Những nhãn hàng thế mạnh của Vinamilk. Ản: N. N |
Năm 2013,ẫnđầuvềmứcđộphổbiếnthươnghiệkq giải nhà nghề mỹ Vinamilk lên kế hoạch tổng doanh thu đạt 32.500 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2012 (27.102 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế đạt 6.230 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2012. |
Tại Việt Nam, chương trình khảo sát được tiến hành ở 4 thành phố lớn, thương hiệu dẫn đầu, được đánh giá cao nhất đã thuộc về Vinamilk. Các thương hiệu như Chinsu, Hảo Hảo, Dutch Lady, Tường An… được coi là “đàn em” đi sau.
Để có được ngôi vị như nói trên, không phải tự dưng Vinamilk có được, mà đó là cả sự nỗ lực và chuẩn bị của tập thể cán bộ, công nhân viên Vinamilk trong những năm qua.
Đại hội cổ đông của Vinamilk vừa diễn ra cũng đã xác định, nỗ lực nâng cao cũng như bảo vệ vị thế cạnh tranh dẫn đầu thị trường bằng một hệ thống kiểm soát chiến lược. Hệ thống này bao gồm ưu thế công nghệ, chi phí, kiểm soát kênh phân phối, nguồn cung, đa dạng sản phẩm với thương hiệu và bản quyền…
Đặc biệt, dấu ấn khẳng định cho sự vươn lên, làm thay đổi diện mạo doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam trên bản đồ sản phẩm sữa thế giới là cuối tháng 4 vừa qua, siêu nhà máy sản xuất sữa bột và các sản phẩm của Vinamilk đã được khánh thành và đi vào hoạt động tại Bình Dương. Nhà máy này được đánh giá sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới.
Theo bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk, hiện Công ty có hơn 200 mặt hàng thuộc đủ loại sản phẩm từ sữa, như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, sữa tươi, sữa chua… Hầu hết chủng loại sản phẩm của Vinamilk hiện vẫn đang dẫn đầu thị trường. Cụ thể, Vinamilk đang nắm 80% thị phần sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và 30% thị phần sữa bột.
Vinamilk và Kinh Đô đối đầu trực tiếp với nhau ở phân khúc kem và sữa chua, còn lại mỗi doanh nghiệp thống trị một phân khúc riêng trong thị trường hàng tiêu dùng của mình. Ảnh: N. N |
Hiện nhãn hàng đang dẫn đầu trên thị trường của Vinamilk gồm: Sữa tươi Vinamilk, Sữa đặc, Sản phẩm dinh dưỡng Dielac, Nước ép trái cây V-Fresh, Trà các loại...
Những con số này cho thấy Vinamilk đang ở vị thế dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, theo bà Mai Kiều Liên, công ty đã không sử dụng lợi thế đó để nâng giá mà ngược lại, còn góp phần bình ổn cho mặt hàng thường xuyên biến động giá này ở thị trường Việt Nam. Đặc biệt, việc đầu tư các siêu nhà máy sữa tại Bình Dương không chỉ đáp ứng nhu cầu kinh doanh đang mở rộng, mà còn hướng vào nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường, giúp sản phẩm của Vinamilk đạt chất lượng ngang tầm quốc tế.
Cùng với việc khẳng định vị thế trên thị trường trong nước, ở nước ngoài, Vinamilk cũng đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, liên tiếp trong hai năm qua, tỷ lệ tăng trưởng của sản phẩm sữa tươi 100% đạt 70%. Hiện các sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 26 thị trường trên thế giới. Năm 2011 là năm đặc biệt với công ty này vì đã đạt doanh số xuất khẩu cao nhất (kể từ khi thành lập) với trên 140 triệu USD. Năm 2012, con số này tăng lên mức 180 triệu USD. Mỹ, Úc, Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Philippines, Hàn Quốc, Campuchia và Thái Lan… là những thị trường xuất khẩu chính của Vinamilk.
Số điểm bán lẻ của Vinamilk cao gấp nhiều lần so với Masan. Ảnh: N. N |
Sau cú cán mốc ngoạn mục 1 tỷ USD tổng doanh số vào năm 2011 – trước kế hoạch dự kiến một năm, Vinamilk đang cấp tập chuẩn bị thực thi chiến lược vươn lên trở thành một trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới (từ vị trí thứ 53 hiện nay) và cán mốc doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017.
Hiện Vinamilk có 11 nhà máy trong nước đang chạy hết công suất và sắp đưa vào vận hành một “siêu nhà máy” sữa nước có công suất bằng chín nhà máy hiện tại của công ty cộng lại. Vinamilk cũng đã góp vốn xây dựng nhà máy ở New Zealand và vừa nhận được giấy phép đầu tư một nhà máy sữa tại Campuchia.
Từ đầu năm nay, Vinamilk đã hoàn tất ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 230 triệu USD cho cả năm 2013, tăng 50 triệu USD so với năm ngoái. Vinamilk đặt mục tiêu đưa công ty trở thành tập đoàn sản xuất sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Để làm được điều đó, Vinamilk đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, đưa các thiết bị mới nhất vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, cạnh tranh sòng phẳng với các nhãn hiệu sữa nổi tiếng trên thế giới. Hiện tại, Vinamilk đã được xếp ở vị trí thứ 53 trong số các công ty sữa lớn nhất thế giới.
Nguyễn Nam