>> Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thật sự vì doanh nghiệp
Đây là ý kiến của ông Võ Hùng Dũng,ầnđưahộkinhdoanhvàođốitượngcủaLuậkết quả trận wuhan three towns Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Cần Thơ khi trao đổi góp ý về Dự thảo Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Theo ông Dũng, hiện ĐBSCL có khoảng gần 30.000 DN, chiếm 7,7% cả nước. Trong đó, hầu hết các DN là DNNVV. “Qua khảo sát cho thấy, quá trình tiếp cận vốn của hầu hết các DNNVV trong vùng gặp rất nhiều khó khăn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng của vùng còn thấp chỉ khoảng hơn 275 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8% so với cả nước”, ông Dũng cho biết thêm.
Do đó, đại diện VCCI Cần Thơ kiến nghị, Luật DNNVV nên mở rộng đối tượng bên cạnh cá nhân, tổ chức khởi nghiệp kinh doanh là hộ kinh doanh, vì ĐBSCL đang có hàng triệu hộ kinh doanh trong nông nghiệp, thương mại, sản xuất nhỏ không đăng kí thành lập DN, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản và trong chuỗi sản xuất nông nghiệp – đây cũng là thành phần kinh tế năng động nhất của vùng.
Nhiều hộ sản xuất, kinh doanh thủy sản ở ĐBSCL rất cần sự hỗ trợ của nhà nước. Ảnh: Tố Uyên |
“Vì vậy, nếu bỏ qua đối tượng này sẽ thiệt thòi cho hàng triệu hộ kinh doanh đang hoạt động tại ĐBSCL. Sự quan tâm, hỗ trợ được thể hiện trong Luật DNNVV sẽ làm tăng tính năng động của đối tượng này, góp phần đáng kể trong việc khuyến khích nhóm này phát triển thành doanh nghiệp tư nhân, hoặc công ty TNHH trong tương lai, hướng tới mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020 theo đúng chủ trương của Chính phủ”, ông Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tiêu chí xác định DNNVV nên xác định thông qua doanh thu. Tuy nhiên, để tránh mâu thuẫn, chồng chéo với Nghị định 56/2009/NĐ-CP và để sát với thực tế thì nên chia doanh thu của DN theo ba lĩnh vực cụ thể là công nghiệp và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thương mại và dịch vụ theo các tỷ lệ khác nhau thật rõ ràng và cụ thể.
Ngoài ra, ông Dũng cũng đề xuất, Dự thảo Luật DNNVV cần tập trung hỗ trợ cho DN mặt bằng sản xuất, kinh doanh, trong đó, nên có khu công nghiệp, khu chế xuất riêng cho DNNVV để có những ưu đãi riêng biệt cho những đối tượng này.
Đồng thời, trong chương trình hỗ trợ DNNVV nên có nội dung hỗ trợ tiền khởi nghiệp và hỗ trợ pháp lý. “Có nhiều chương trình khởi nghiệp ví như "Vườn ươm khởi nghiệp" được triển khai nhưng không có đối tượng khởi nghiệp, không có hạt giống để ươm. Ngoài ra, ĐBSCL hiện có khoảng 190 nghìn sinh viên – đây là lực lượng trẻ và tiềm năng cho khởi nghiệp nên rất cần có sự hỗ trợ về kinh phí khởi nghiệp”, ông Dũng đề xuất./.
Tố Uyên