【lịch thi đâu cúp c1】Bước tiến mới trong cuộc chiến chống Covid

buoc tien moi trong cuoc chien chong covid 19 tai viet nam"Mổ xẻ" kinh nghiệm chống dịch Covid-19 ở Việt Nam
buoc tien moi trong cuoc chien chong covid 19 tai viet namWHO,ướctiếnmớitrongcuộcchiếnchốlịch thi đâu cúp c1 CDC mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19
buoc tien moi trong cuoc chien chong covid 19 tai viet namThành tựu y học Việt Nam nhìn từ cuộc chiến chống Covid-19
buoc tien moi trong cuoc chien chong covid 19 tai viet namDốc toàn lực cho Vĩnh Phúc chống dịch Covid- 19

"Công cụ" phát hiện Covid-19

Sau một thời gian tích cực thực hiện, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đồng Văn Quyền và PGS.TS. Đinh Duy Kháng của Viện Công nghệ sinh học đã chế tạo thành công bộ KIT phát hiện Covid-19.

buoc tien moi trong cuoc chien chong covid 19 tai viet nam
Bộ Kit phát hiện virus Covid-19 của Viện Công nghệ sinh học phát triển có độ đặc hiệu 100%.

Bộ Kit phát hiện Covid-19 được phát triển bằng công nghệ Realtime RT-PCR với cơ sở là các bộ mồi và mẫu dò được thiết kế và chỉnh lý dựa trên các gen và vùng gen quan trọng của Covid- 19. Đây là các gen và vùng gen Covid-19 được phân lập tại Việt Nam mà nhóm nghiên cứu đã giải trình tự.

Kết quả kiểm định cho thấy, bộ Kit phát hiện virus Covid-19 của Viện Công nghệ sinh học có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương với Bộ Kit realtime RT-PCR của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Cụ thể, bộ Kit phát hiện virus Covid-19 của Viện Công nghệ sinh học phát triển có độ đặc hiệu 100%, độ nhạy 5 copies/phản ứng. Thời gian của quy trình phát hiện là 80 phút từ khi nhận mẫu RNA của bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định Viện Công nghệ sinh học nói riêng và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói chung đã làm chủ được công nghệ hiện đại và hoàn toàn chủ động trong việc tạo Bộ Kit realtime RT-PCR dùng để phát hiện virus Covid-19 tại Việt Nam, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập ngoại.

Viện Công nghệ sinh học đã sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng khác để triển khai ứng dụng Kit phát hiện virus Covid-19 góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Trong thời gian tới, Viện sẽ phối hợp với Viện Y học dự phòng quân đội sản xuất số lượng nhiều phục vụ yêu cầu xét nghiệm quy mô lớn.

Nhiều ngày không có ca mắc mới

Tín hiệu vui tiếp theo trong công cuộc chiến đấu với dịch Covid-19 tại Việt Nam là vào lúc 0h ngày 4/3, xã Sơn Lôi huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được dở bỏ lệnh phong tỏa, cuộc sống của người dân trở về như trước thời điểm có dịch.

Chia sẻ với phóng viên về thành công này, PGS.TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế tại xã Sơn Lôi cho biết, thành công của Sơn Lôi là chúng ta đã áp dụng biện pháp cô lập toàn bộ vùng dịch, không để nguồn bệnh thoát ra ngoài.

Với việc ứng phó với dịch xâm nhập từ Hàn Quốc và nhiều ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca bệnh mới, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, ngay khi dịch bùng phát ở Hàn Quốc, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có những biện pháp phù hợp như yêu cầu tất cả hành khách vào Việt Nam phải khai báo y tế để giám sát, dừng việc miễn thị thực với công dân Hàn Quốc và cách ly tất cả người đến từ vùng dịch.

Chính phủ cũng chỉ định một số sân bay đón khách về từ vùng dịch như sân bay Vân Đồn, Phù Cát, Cần Thơ, dừng đón khách Hàn Quốc ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Trước đây, có khoảng 37 chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam nhưng nay còn rất ít.

Ông Long cũng nhấn mạnh trong phòng chống bệnh truyền nhiễm cũng như phòng, chống dịch Covid-19 thì cách ly là giải pháp rất quan trọng, giúp khống chế dịch, không để lan tràn dịch trong cộng đồng.

Về khả năng cách ly của chúng ta, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, riêng hệ thống quân đội đã có trên 60 điểm cách ly với số lượng khoảng trên 30.000 người.

“Chúng tôi đang điều phối cách ly tại tất cả các địa phương. Con số hiện nay có khoảng hơn 10.000 trường hợp cách ly tại những khu vực này”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.