【ty so bong da hom qua】Mở rộng kết nối để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Ông có thể cho biết những điểm nổi bật về ứng dụng CNTT của toàn Ngành trong 5 năm tới?ởrộngkếtnốiđểtạothuậnlợichodoanhnghiệty so bong da hom qua
Phát huy, kế thừa kết quả đạt được 5 năm vừa qua, thời gian tới, các mục tiêu về ứng dụng CNTT (vừa được Bộ Tài chính phê duyệt) đã được vạch ra là xây dựng một hệ thống CNTT thông minh, xử lý trên nền tảng CNTT hiện đại, có khả năng sẵn sàng kết nối cao dựa trên mức độ tích hợp chặt chẽ với hệ thống CNTT với các bên liên quan (các bộ, ngành, doanh nghiệp…). Đồng thời, việc ứng dụng CNTT phải tiếp tục đáp ứng, hiện thực hóa các mục tiêu về cải cách, đơn giản hóa thủ tục đối với hàng hóa XNK được đặt ra trong Nghị quyết 36a/NQ-CP; Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ…
Điểm mới và cũng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất đó là mở rộng toàn bộ ứng dụng CNTT trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ Hải quan; kết nối với các bộ, ngành, DN (kinh doanh cảng, DN vận tải…) nhằm xây dựng một hệ thống CNTT thông minh, khép kín để giúp cộng đồng DN thực hiện thủ tục mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện.
Điểm nổi bật thứ 2 là mục tiêu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến với yêu cầu tất cả dịch vụ công tối thiểu mức độ 3, trong đó hầu hết các thủ tục chủ yếu sẽ được thực hiện ở mức độ 4- mức độ cao nhất.
Trước đây, do thực tế khách quan, việc ứng dụng CNTT của Hải quan mới chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề nội Ngành, nhất là khâu thông quan hàng hóa. Nhưng thời gian tới sẽ tập trung vào cả 3 mục tiêu: Phục vụ tác nghiệp của Ngành; kết nối và phục vụ tác nghiệp của các bộ, ngành; kết nối và phục vụ tác nghiệp của DN liên quan như DN kinh doanh cảng, vận tải… Sự kết nối này cũng là mô hình mà các nước phát triển đang áp dụng để tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương quốc tế.
Như nội dung ông đề cập ở trên có thể thấy Hải quan phải giữ vai trò trung tâm kết nối, nhất là kết nối ra bên ngoài (với bộ, ngành, DN)- đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, theo ông đâu là giải pháp để đạt mục tiêu này?
Ngoài những giải pháp được đề ra trong kế hoạch vừa được Bộ Tài chính phê duyệt, theo tôi để đạt được các nội dung trên rất cần sự vào cuộc, phối hợp quyết liệt, hiệu quả của các bộ, ngành, của cộng đồng DN. Bởi thực tế, chỉ sự vào cuộc của mình cơ quan Hải quan là không thể thực hiện được, vì đây là các mục tiêu có tính tổng thể liên quan đến toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục đối với hàng hóa XNK.
Với vai trò là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia; cũng như vai trò chủ trì thực hiện đề án về kiểm tra chuyên ngành (Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, theo Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ-PV), Tổng cục Hải quan cần xây dựng các giải pháp và tham mưu trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ chỉ đạo, điều hành. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan phải vào cuộc một cách quyết liệt theo quan điểm cải cách, đơn giản hóa thủ tục, giảm yêu cầu kiểm tra thực tế, tăng cường áp dụng quản lý rủi ro… với việc tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, CNTT hiện đại, đảm bảo yêu cầu kết nối.
Xin cảm ơn ông!