Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ chuỗi khối: Đảm bảo minh bạch,ắcphụcviệctảnmátthôngtintruyxuấtnguồngốcxuấtxứcủasảnphẩkêt qua bong da net chính xác |
Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi các giải pháp về vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm- một vấn đề thời sự “nóng” trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Hội thảo do Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC phối hợp với Công ty Cổ phần A9 Media phối hợp tổ chức.
Theo các chuyên gia, nhiều thị trường trên thế giới đều yêu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa của Việt Nam, trong đó truy xuất nguồn gốc là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt là với các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật,… và cả thị trường Trung Quốc.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cũng đưa ra những quy tắc trong đó vấn đề về nguồn gốc xuất xứ được đề cao. Theo đó, hàng hoá Việt muốn xuất khẩu sang EU phải tuân thủ nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc, đặc biệt với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung Quốc - thị trường lớn của Việt Nam những năm gần đây cũng ban hành nhiều chính sách kiểm soát thương mại biên mậu và kiểm tra an toàn thực phẩm, trong đó yêu cầu phải thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Thực tế, hoạt động truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam đang tồn tại một số vấn đề khó khăn, bất cập, như mới chỉ tập trung áp dụng ở một số sản phẩm và một số thị trường lớn; hệ thống truy xuất nguồn gốc mang nặng tính khép kín, không có khả năng mở để các bên tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc này có thể tham gia với các hệ thống truy xuất nguồn gốc khác
Tuy nhiên điều đáng quan ngại nhất là tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún gây hạn chế cho việc thống nhất giữa các bên tham gia truy xuất nguồn gốc.
Quang cảnh hội thảo |
Trong bối cảnh đó, ngày 19/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg, phê duyệt “Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” (Đề án 100) nhằm xác định những nhiệm vụ cần triển khai để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.
Đến nay gần như tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều đã xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 100. Vấn đề hiện nay là áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia để triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc chung phù hợp tiêu chuẩn quốc gia gắn với chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo các chuyên gia, việc quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm tập trung trên cổng thông tin truy xuất nguồn gốc thuộc lĩnh vực Công Thương là đòi hỏi bức thiết nhằm đáp ứng việc quản lý sản xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khi nhập nguyên liệu đến khi xuất sản phẩm, từ đó đảm bảo tính an toàn, chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm.
Đồng thời giúp phát hiện, ngăn chặn, phòng chống hàng giả và hàng nhái, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo đảm sự công bằng trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với chức năng quản lý sản phẩm hàng hóa lưu thông của ngành Công Thương.
Quản lý và tối ưu hoá chuỗi cung ứng, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu quả sản xuất, dễ đánh giá và tham mưu một cách chính xác cho Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Tăng cường sự tin tưởng của người tiêu dùng, nâng cao vị thế, uy tín sản phẩm thương hiệu Việt, tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm sự công bằng, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, thu hút sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp FDI, cải thiện môi trường đầu tư
Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia đã tập trung thảo luận về thực trạng và giải pháp truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hóa; yêu cầu quốc tế về truy xuất nguồn gốc và minh bạch thông tin; xây dựng chính sách pháp luật về quản lý truy xuất hàng hoá.
Một trong những giải pháp được giới thiệu là Cổng Thông tin truy xuất hàng hóa áp dụng chip RFID. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Vì vậy khi sản phẩm được gắn tem sẽ truy vết được từ khâu sản xuất đến các công đoạn lưu thông.
Thống kê Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho thấy, riêng trong năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện gần 100.000 vụ việc vi phạm; trong đó có hơn 15.000 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; gần 83.000 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; trên 1.800 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Khởi tố 380 vụ, với 472 đối tượng. Thu nộp ngân sách nhà nước từ các vụ việc vi phạm 7.666 tỷ đồng.