Kinh tế phát triển,ốctếtiếptụcnhậnđịnhlạcquanvềpháttriểnkinhtếcủaViệsoi kèo inter hôm nay thu ngân sách khả quan | |
Thủ tướng: Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu của người dân | |
Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế? |
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 ngày 5/11. Ảnh: VGP |
Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, phiên họp diễn ra trong bối cảnh chúng ta đã sắp đi hết chặng đường của năm 2019, đất nước ta có nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Trung ương 11, kỳ họp Quốc hội, đồng thời thời gian vừa qua cũng xảy ra một số vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là vụ 39 người thiệt mạng tại Anh.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết về vụ việc này, Thủ tướng đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân các gia đình nạn nhân và Chính phủ cam kết nỗ lực hết mình để chia sẻ với gia đình nạn nhân nỗi đau thương, mất mát to lớn này.
“Đây là việc hết sức đau lòng, ngoài sự mong muốn, gây bàng hoàng cho người dân và gây ra sự mất mát lớn. Việt Nam luôn lên án mạnh mẽ tội phạm loại này, kêu gọi các nước cùng chung tay đấu tranh, ngăn chặn, đồng thời rất mong người dân nâng cao nhận thức để không bị dụ dỗ tham gia”, ông Dũng nói.
Ngoài ra, một sự kiện quan trọng khác là vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị ASEAN lần thứ 35, đây là một hội nghị rất quan trọng vì Việt Nam sẽ làm Chủ tịch ASEAN trong năm 2020. Hội nghị đã kết thúc rất thành công, mang lại hiệu quả và uy tín cho ASEAN và Việt Nam. Đây là một thắng lợi ngoại giao, đặc biệt các nước quan tâm ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam về vấn đề Biển Đông.
Tại các sự kiện trong hội nghị, nhất là tại cuộc gặp với phía Trung Quốc, phía Việt Nam đã nêu rất rõ quan điểm của Việt Nam, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế, Việt Nam quyết tâm, kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông.
Về tình hình kinh tế - xã hội, Người phát ngôn Chính phủ cho biết, trong bối cảnh các tổ chức quốc tế đều cho rằng nền kinh tế thế giới đang xuất hiện hiện tượng "4 thấp", đó là: tăng trưởng thấp, thương mại-đầu tư thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp, điều này sẽ có thể dẫn đến "trì trệ kéo dài" và sẽ chuyển sang "suy thoái", các tổ chức quốc tế tiếp tục nhận định lạc quan về phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế vĩ mô, tiền tệ và tín dụng, giải ngân vốn đầu tư công, nông nghiệp, công nghiệp – thương mại…
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nỗ lực với quyết tâm cao nhất từ nay đến cuối năm, kiên định với những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để phấn đấu hoàn thành 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội giao, dự kiến đến nay đã có 5 chỉ tiêu vượt. Đồng thời, cần sớm xây dựng các phương án ứng phó với những tình huống xấu của kinh tế thế giới có thể xảy ra, không để bị động bất ngờ; tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường. Do đó, cần sớm nghiên cứu xây dựng phương án kích thích kinh tế, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, xuất khẩu...