“Nhiều người quan niệm,ng nthứ hạng của rionegro águilas khi say rượu cứ ngủ cho “hả” rượu trong khi thực tế say rượu có thể gây nguy hiểm tính mạng hoặc di chứng nặng nề”, các bác sĩ khuyến cáo.
“Ngộ độc rượu nhập viện thường tăng khoảng 10-15%, thậm chí cao hơn vào những ngày Tết. Đó là kết quả sau nhiều bữa liên hoan tất niên hoặc mừng năm mới”, tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cho biết.
“Ngộ độc rượu theo cách gọi đời sống chính là say rượu. Tùy mức độ khác nhau, tùy loại rượu ngộ độc, rượu có thể gây nguy hại cho sức khỏe thậm chí tử vong”, tiến sĩ Duệ lưu ý.
|
Theo bác sĩ, nhiều người khi say thì ngủ, ngủ gục, ngủ triền miên. Nên để cho ngủ nhưng phải theo dõi vì lưu ý là có thể bị hôn mê sâu nếu ngủ triền miên. Vì khi say quá lúc ngủ có thể bị tụt lưỡi, khó thở gây suy hô hấp nên tử vong; hoặc bị nôn trong tình trạng không tỉnh táo dẫn đến sặc và tử vong do sặc đường thở.
Ngủ triền miên trong khi trước đó đã ăn ít hoặc đã ăn nhưng nôn hết, nôn nhiều khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm là hạ đường huyết. Đã rất nhiều người vào cấp cứu có biến chứng nguy hiểm này. “Hạ đường huyết gây tổn thương não. Nếu không được theo dõi xử trí kịp thời có thể để lại di chứng suy giảm trí tuệ, “ngơ ngơ” do mất vỏ não vì hạ đường huyết”, tiến sĩ Duệ cho biết.
Ngủ trong tình trạng say rượu nên cho nằm sấp nhưng mặt để nghiêng sang một bên. Tư thế ngủ như vậy để phòng tình huống nếu có bị nôn, chất nôn sẽ ra ngoài, không bị hít vào gây sặc đường thở. Người say cần được theo dõi, chăm sóc đưa đến bệnh viện kịp thời, tránh để hạ đường huyết.
Nguồn TNO