SDR có thể được sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa các nước thành viên IMF với quỹ này cũng như trong thanh toán cán cân thương mại giữa các quốc gia. Khi giải ngân,ậtBảnủnghộphânbổquyềnrútvốnđặcbiệtđểhỗtrợnướcnghèket qua giai han quoc số vốn có thể quy đổi ra USD, Euro, Yên... tùy theo yêu cầu. Nhật Bản đã hỗ trợ tăng 650 tỷ USD dự trữ tiền tệ cho IMF.
Quyết định của Nhật Bản được đưa ra vào lúc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) xem xét đợt phân bổ mới về SDR để giúp các quốc gia nghèo đối phó với khó khăn về kinh tế do đại dịch Covid-19. Việc phân bổ SDR lần này có thể giúp các quốc gia châu Phi vùng hạ Sahara nhận trực tiếp 18 tỷ USD và vay tiền từ các quốc gia khác với lãi suất thấp.
Hồi năm 2009, SDR đã giúp các nước có được 183 tỷ USD nhằm giải quyết tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva, việc thực hiện đợt phân bổ mới SDR sẽ cho phép huy động thêm nhiều nguồn quỹ để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế toàn cầu hiện nay, đồng thời thúc đẩy các hành động tiến tới nền kinh tế số và xanh. IMF cần thêm nhiều nguồn tài chính để hỗ trợ các nước đang ngập trong nợ nần, do đó, SDR là công cụ giúp tháo gỡ khó khăn về nguồn quỹ của tổ chức này./.
Theo hanoimoi.com.vn