【số liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp bayern】"Chuyện chưa kể" của Tuấn & Khánh
“Khỏe” về năng lượng sáng tác
Triển lãm “Chuyện chưa kể” nằm trong một căn phòng trắng vắng lặng và hơi khuất hướng nhìn ở Trường đại học Nghệ thuật (ĐHNT) – Đại học Huế. Điều này khiến triển lãm vừa mang tính chất riêng tư,ệnchưakểcủaTuấnKhásố liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp bayern vừa thể hiện sự thu hút qua những cái rảo bước của người xem.
Tác phẩm “Khiêu vũ 4” (in kỹ thuật số trên giấy) của Phan Đình Khánh. Ảnh: NVCC
Tuấn và Khánh đều có chung một niềm đam mê, cùng chí hướng, hoài bão trong công việc. Họ thông qua những tác phẩm nghệ thuật để kể chuyện cho nhau nghe và tìm trong đó sự đồng cảm, nhu cầu sẻ chia.
Khánh chọn nhiếp ảnh tạo hình, một loại hình nghệ thuật vốn còn khá lạ lẫm với công chúng, đưa vào đó những mảng ký ức chồng chéo, đan xen, thoắt ẩn thoắt hiện, là những ký ức mà ai trong đời cũng từng một lần chạm tới nhưng thời gian và cuộc sống khiến chúng vụt tắt đi. Khi xem những tác phẩm của Khánh, người ta có cảm giác đứng giữa không gian mờ ảo, có những làn sương khói mập mờ che khuất ảnh hình, vừa thực tại lại vừa mơ hồ, tưởng chừng nắm giữ được nhưng xa tít mù.
Với Tuấn, anh tự nhận mình có duyên với màu nước và chẳng có lý do gì để anh phải lỡ hẹn với cái duyên đó cả. Tuấn còn kết hợp giữa màu nước với lửa để tạo khói trên giấy, và khói trong những tác phẩm của anh không phải được vẽ mà được tạo hình từ khói thực theo cách trực tiếp. Tuấn chia sẻ: “Tôi lấy cảm hứng từ những vấn đề đang xảy ra trong hiện tại, về một môi trường sống đang dần bị đe dọa bởi tác động của con người. Loạt tác phẩm nằm trong series "Sự sống và chết chóc" là câu chuyện về sự sống của những sinh vật bé nhỏ vốn dĩ được tự do nơi trời xanh, biển cả nay phải hứng chịu sự tác động của con người đến môi trường sống của nó. Ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh và khắc nghiệt...”.
Nghệ sĩ đương đại Trần Hữu Nhật nhận xét: "Tuấn và Khánh có tuổi đời còn khá trẻ. Tôi nghĩ, đó là điểm mạnh khiến các bạn “khỏe” trong năng lượng sáng tác và có cách nghĩ, cách làm táo bạo. Tuấn với những tác phẩm hội họa mang hơi thở đương đại. Còn với Khánh, những bức ảnh tạo hình mang chất thơ, nhập nhòe ký ức đan xen. Tôi ấn tượng với bức ảnh “Ngày mùa”, gam màu tổng thể có tính nghệ thuật, nhìn bức ảnh nhưng tôi lại “ngửi” thấy mùi rơm rạ đồng quê. Các tác phẩm của hai bạn là sự kết hợp hoàn hảo, có tính bổ trợ cho nhau từ chất liệu cho đến cách nhìn nhận. Thống nhất thông điệp ở tính nhân văn, tình yêu quê hương, con người”.
Những chuyện “đã kể”
Nhiếp ảnh tạo hình của Khánh phảng phất cái buồn hoài niệm. Những khoảng nhớ, những dao động của cuộc sống đan xen giữa những miền ký ức chồng chéo, thoạt nhớ thoạt quên tạo nên những mảng màu hoài niệm. Bức ảnh "Khiêu vũ 4” chia ra làm hai tầng cơ bản: tầng trên là cánh đồng, tầng dưới là bầy vịt băng qua khe nước, sau đó là nhập nhòe của rất nhiều hình ảnh phụ. Anh chồng nhiều bức ảnh bằng cách in kỹ thuật số trên giấy, tác phẩm mang trên mình vô vàn những lớp xước đem lại hiệu ứng thời gian băng qua ký ức. Từng mảng ký ức như những bí mật sâu kín của thế giới nội tâm trong phút chốc bỗng nhiên được giải phóng, va đập vào nhau Những gam màu tím, nâu đất và những hình ảnh nhảy múa trong tác phẩm chạm đến nỗi nhớ và ký ức của mỗi người.
Tác phẩm "Ngột 2" (màu nước, lửa trên giấy) của Phan Vũ Tuấn. Ảnh: NVCC
Khai thác một chủ đề khác, Phan Vũ Tuấn khiến người xem ấn tượng bởi yếu tố khói trong tranh. Loạt tranh của anh ở triển lãm lần này có kích thước nhỏ, nhân vật được đặt vào góc hẹp, để lại một khoảng không gian trống rất lớn đem lại cảm nhận về sự vươn tới của khát vọng. Ở “Ngột 1”, từ một điểm tam giác đen nhỏ, làn khói xòe rộng ra trùm phủ lấy tổ chim. Có thể nói, Tuấn đã khéo xử lý khi tiết chế được màu sắc (khói xám) và hình dáng khói không bị tản mát theo đúng ý đồ của mình.
Trong khi đó, "Ngột 2" làn khói đã xác thực hơn ở hình ảnh của bàn tay người. Màu khói trong hai tác phẩm có biên độ bao phủ rộng, mang ngột ngạt đến từ trong cảm giác.
Câu chuyện Khánh và Tuấn kể đã chạm đến trái tim của nhiều người. Khánh trải lòng rằng: “Tôi dùng nhiếp ảnh tạo hình để kể nên những câu chuyện của mình nhưng lại muốn người đọc tự khám phá ra ý nghĩa theo cách nhìn nhận, tư duy sáng tạo nghệ thuật của riêng họ”.
Anh Nguyễn Lê Hữu Duy, một người xem triển lãm, chia sẻ: “Những tác phẩm ở đây gợi lên nhiều cảm hứng. Tôi thích sự khác biệt ở các tác phẩm, ở đề tài mang tính thời sự và cách thể hiện như muốn xoáy sâu, buộc người xem phải chiêm nghiệm, suy tư”.
“Chuyện chưa kể” là tên triển lãm của hai tác giả trẻ Phan Vũ Tuấn và Phan Đình Khánh (sinh viên lớp Hội họa K36, Trường ĐH Nghệ thuật – Đại học Huế). Triển lãm diễn ra từ ngày 20/5 đến ngày 27/5/2017, gồm 20 tác phẩm, được sáng tác trong năm 2017. |
PHƯỚC LY